Ù tai là một triệu chứng thường xảy ra với các đối tượng mà ít có nguyên nhân và triệu chứng rõ ràng. Các yếu tố bên ngoài tập trung chủ yếu vào biểu hiện như có tiếng u u u, i i i , o o o trong tai, hoặc từ não bộ phát ra. Các trường hợp bệnh lý không rõ ràng có thể hết trong vòng 3 - 5 ngày, nếu kéo dài vài tuần lễ kèm theo các triệu chứng ngày càng nặng như đau đầu, chóng mặt, mất cân bằng trọng tâm cơ thể cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe.
PGS.TS. Lê Công Định, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết phần lớn các căn bệnh về ù tai được xuất phát từ Vòi nhĩ là một ống thông, nối tai giữa với mũi họng, nó giữ vai trò rất quan trọng trong các bệnh lý tai. Khi thăm khám bằng nội soi và một số phương pháp đang áp dụng hiện nay tại Việt Nam chỉ đánh giá được một phần hình thái và hoạt động của vòi nhĩ.
Khi thấy các dấu hiệu nghe kém đi, suy giảm chức năng nghe, bạn cần đi khám bác sĩ tai mũi họng để xác định nguyên nhân nghe kém và có hướng điều trị thích hợp.
- Với người lớn, khi nghe đài, tivi không rõ, phải bật âm lượng lớn hơn so với trước;
- Hoặc nghe điện thoại 1 bên thấy không rõ tiếng bằng bên đối diện;
- Hoặc trong khi nói chuyện thì luôn yêu cầu người đối thoại phải nhắc lại. v.v…
- Thấy có tình trạng ù tai, nghe thấy tiếng u u, i i trong tai, cảm giác đầy, đút nút, có nước trong tai. Có thể kèm chóng mặt, mất thăng bằng. Tình trạng suy giảm chức năng nghe có thể diễn biến từ từ, tăng dần, ở cả 1 hoặc 2 bên tai;
- Hoặc xảy ra rất đột ngột, người bệnh đang nghe bình thường đột nhiên thấy nghe kém (điếc đột ngột là một ví dụ).
Các bác sĩ sẽ tiến hành đo chức năng vòi nhĩ để đánh giá toàn diện các hoạt động chức năng của vòi nhĩ trong các bệnh như:
- Viêm tai giữa có thủng và không thủng màng nhĩ;
Hiện nay có khá nhiều hệ thống trang thiết bị hiện đại đồng bộ bậc nhất Việt Nam có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về Tai ở cả người lớn và trẻ em như: viêm nhiễm, khối u, dị dạng bẩm sinh, chấn thương, lão thính... Sàng lọc và phát hiện sớm nghe kém ở trẻ sơ sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời. Thực hiện các thăm dò chức năng về tai như: đo thính lực, đo nhĩ lượng, đo chức năng vòi tai, đo âm ốc tai,... để giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, kịp thời. Ngoài ra có thể tư vấn và hiệu chỉnh máy trợ thính cho bệnh nhân suy giảm sức nghe có chỉ định đeo máy trợ thính.
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ bệnh ù tai.
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: những người làm việc trong môi trường ồn ào như công nhân nhà máy và xây dựng, nhạc sĩ và binh lính, thường xuyên làm việc trong phòng thu âm với các thiết bị cảm âm lớn ....
- Môi trường làm việc có nhiều tần sóng khác nhau làm cho cảm nhận về tần số phát sóng ( thính giác) bị chênh lệch nhau quá nhiều.
- Tuổi cao: về già, số lượng sợi thần kinh hoạt động trong tai sẽ giảm, có thể gây ra các vấn đề về thính giác thường liên quan đến chứng ù tai, thường trên 60 tuổi
- Hút thuốc lá: những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ù tai cao hơn.
- Vấn đề tim mạch như huyết áp cao, hẹp động mạch có thể làm tăng nguy cơ ù tai.
Trong nhiều trường hợp, ù tai là kết quả của bệnh không thể ngăn chặn được.
Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp ngăn ngừa một số loại ù tai.
Sử dụng bảo vệ thính giác: tiếp xúc với âm thanh lớn có thể làm hỏng dây thần kinh trong tai, gây mất thính lực và ù tai. Những người có nguy cơ cao như nhạc sĩ, làm việc trong một ngành công nghiệp nhiều tiếng ồn với tần số cao đặc biệt là súng nên sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác để bảo vệ tai.
Giảm âm lượng: sử dụng các thiết bị nghe nhạc với âm thanh nhỏ vì nghe nhạc ở âm lượng rất lớn qua tai nghe có thể gây mất thính lực và ù tai.
Thay đổi lối sống: tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách để giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa chứng ù tai liên quan đến rối loạn mạch máu.
Tùy tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau, điều trị bao gồm:
Nhiều phương thức điều trị nội khoa đã được đề xuất để điều trị ù tai, có thể phân làm hai loại chính: các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù và các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.
Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương, các thuốc giãn cơ trơn, các vitamin,..
Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề trong các trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.
Các thuốc an thần, magnesi sulfat, barbiturate, meprobamate được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.
Các dẫn xuất của para-aminobenzoic acid (như procain) và nhóm amino acrylamide (như lidocaine, lignocaine) cũng có thể được sử dụng đường tĩnh mạch để làm giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng, như amitriptyline và nortriptyline , đã được sử dụng với một số thành công. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường chỉ được sử dụng cho chứng ù tai nghiêm trọng, vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ phiền hà, bao gồm khô miệng, mờ mắt, táo bón và các vấn đề về tim.
Tránh các chất kích thích có thể. Giảm tiếp xúc với những thứ có thể làm cho chứng ù tai của bạn tồi tệ hơn. Ví dụ phổ biến bao gồm tiếng ồn lớn, caffeine và nicotine.
Loại bỏ ráy tai, ngừng thuốc nếu thuốc đó có thể gây nên chứng ù tai,...
Phẫu thuật loại bỏ các nguyên nhân gây ù tai là các khối choán chỗ trong góc cầu tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương hoặc các ù tai đi kèm với điếc dẫn truyền.
Các phẫu thuật giảm áp tai túi nội dịch, dùng nhiệt để hủy ống bán khuyên ngoài, dùng muối đặt vào cửa sổ tròn, phẫu thuật cắt hạch sao để điều trị các trường hợp ù tai do Ménière.
Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình chỉ được áp dụng để điều trị ù tai trên các bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên.
Tạo ra môi trường âm thanh như máy ồn trắng. Những thiết bị này, tạo ra âm thanh môi trường mô phỏng như mưa rơi hoặc sóng biển, thường là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng ù tai, có thể giúp che đi tiếng ồn bên trong vào ban đêm.
Trợ thính. Đây có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn có vấn đề về thính giác cũng như ù tai.
Điều trị thần kinh bằng cách sử dụng kích thích từ xuyên sọ (TMS) là một liệu pháp không gây đau đớn, không xâm lấn đã thành công trong việc giảm các triệu chứng ù tai cho một số người. Hiện tại, TMS được sử dụng phổ biến hơn ở châu Âu và trong một số thử nghiệm ở Mỹ Người ta vẫn phải xác định bệnh nhân nào có thể hưởng lợi từ các phương pháp điều trị như vậy.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi