ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

6 nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt

Ngày đăng : 23-06-2021 - Lượt xem : 1353

Không khó để bắt gặp hiện tượng đau họng khi nuốt nước bọt, chúng thường là triệu chứng của một số căn bệnh về đường hô hấp, được cảnh báo cần phải có biện pháp sớm nhất khắc phục mà cơ thể đã đề ra.

Hầu hết chúng ta đều từng trải qua cảm giác bị đau họng ở một hoặc hai bên khi nuốt nước bọt. Phần lớn trường hợp, triệu chứng khó chịu này có thể nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề sức khỏe cần được chăm sóc, điều trị.

Vậy, nuốt nước bọt đau họng là biểu hiện của bệnh gì? Làm thế nào để thuyên giảm triệu chứng này? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

1. Top 6 nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt

1. Viêm họng liên cầu khuẩn

Cổ họng bị đau khi nuốt nước bọt là một trong những dấu hiệu đặc trưng của người bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Ngoài ra, lúc này người bệnh còn có biểu hiện:

Sưng hạch bạch huyết ở cổ
Đau và nổi đốm đỏ ở vòm miệng mềm
Sốt
Xuất hiện mảng trắng trên amidan


2. Viêm amidan

Bên cạnh viêm họng liên cầu khuẩn, amidan bị viêm cũng dẫn đến triệu chứng cổ họng bị đau khi nuốt. Để phân biệt nuốt nước bọt đau họng do viêm amidan với nhiễm khuẩn Streptococcus thông thường, bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu khác như:

Amidan sưng đỏ, kèm theo các đốm trắng hoặc vàng
Hơi thở có mùi
Sốt
Đau hàm và cổ


3. Nuốt nước bọt đau họng là dấu hiệu bệnh gì? Cẩn thận viêm nắp thanh quản (viêm thanh thiệt)

Thanh thiệt hay nắp thanh quản chịu trách nhiệm ngăn chặn thức ăn đi vào khí quản. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng sưng viêm tại đây có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thanh nhiệt, từ đó tạo điều kiện cho thức ăn lọt vào khí quản và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng như tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp, nhiễm trùng lan rộng…

Các biểu hiện đặc trưng của viêm thanh nhiệt thường bao gồm:

Khó nuốt do đau họng
Sốt cao
Chảy nước miếng
Có xu hướng nghiêng người về phía trước khi ngồi


4. Nhiễm nấm men

Nấm men phát triển trong khoang miệng, cổ họng hoặc thực quản là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau họng khi nuốt nước bọt. Nấm Candida là tác nhân thường gặp nhất trong trường hợp này. Các triệu chứng nhiễm nấm kèm theo đau họng có thể kể đến như:

Mất vị giác
Trên lưỡi xuất hiện các mảng, đốm trắng
Khóe miệng ửng đỏ bất thường


5. Viêm thực quản

Đôi khi, tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm thực quản. Có nhiều nguyên nhân khiến thực quản bị viêm, trong đó thường gặp nhất là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Ngoài ra, thực quản cũng có khả năng bị sưng viêm do tác dụng phụ của thuốc hoặc dị ứng trong một số trường hợp.

Ngoài triệu chứng cổ họng bị đau khi nuốt, người bị viêm thực quản còn có biểu hiện:

Tức ngực
Đau bụng
Khàn giọng
Ho khan
Ợ nóng
Buồn nôn

6. Tổn thương cổ họng trong lúc ăn uống

cổ họng bị đau khi nuốt

Mặc dù hiếm gặp nhưng thực tế, cổ họng bị đau khi nuốt cũng có khả năng liên quan đến việc ăn uống, ví dụ như:

Các món quá nóng sẽ làm bỏng thực quản và khu vực bên trong cổ họng.
Cổ họng bị xước do hóc xương hoặc miếng bánh quy giòn, khoai chiên sắc cạnh…
Tùy vào vị trí cũng như mức độ tổn thương mà bạn có thể chỉ bị đau cổ họng bên trái hoặc phải khi nuốt nước bọt.

2. Phương pháp chữa nuốt nước bọt đau họng hiệu quả?

Nhìn chung, nguyên nhân khiến tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng thường không quá phức tạp, tình trạng này có thể khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối có khả năng xoa dịu nhanh tình trạng đau rát cổ họng,  kháng khuẩn, chống sưng và làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Chính vì thế, nếu có cảm giác đau họng khi nuốt nước bọt, người bệnh có thể sử dụng một ít nước ấm pha muối loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng nhiều lần trong ngày.
  • Sử dụng đồ uống ấm: Việc sử dụng một số đồ uống ấm như canh ấm, trà thảo mộc, nước ấm… sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau rát tại cổ họng. Người bệnh cần lưu ý không được sử dụng đồ uống nóng bằng cách kiểm tra độ nóng trước khi sử dụng. Bởi điều này có thể khiến cổ họng của bạn bị bỏng, có vết thương và làm nặng hơn tình trạng đau rát khi nuốt.
  • Tắm nước ấm: Tình trạng viêm, sưng và cảm giác đau nhói khi nuốt nước bọt có thể thuyên giảm sau khi bạn tắm với nước ấm.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích: Những người bị đau họng khi nuốt nước bọt cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. Bởi đây đều là những sản phẩm có khả năng kích thích và gây nên hiện tượng kích ứng tại mô mềm ở cổ họng, ở miệng và ống dẫn thức ăn. Từ đó khiến tình trạng nuốt nước bọt bị đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn: Để cải thiện nhanh tình trạng sưng, viêm và đau rát tại cổ họng, ống dẫn thức ăn và miệng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không kê đơn theo. Tuy nhiên thuốc cần được sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ.
  • Sử dụng thuốc đặc trị trào ngược dạ dày: Trong trường hợp bị viêm, đau họng khi nuốt do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể H2 để điều trị bệnh.
  • Sử dụng thuốc xịt họng: Các loại thuốc xịt họng khi được sử dụng sẽ phát huy tác dụng làm tê cổ họng. Từ đó khiến người bệnh dễ dàng nuốt nước bọt và không bị đau.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt có thể được cải thiện sau vài ngày áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng, nguyên nhân gây đau họng khi nuốt là những bệnh lý phức tạp, người bệnh nên đến bệnh viện và nhờ đó sự chăm sóc y tế.

Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Phía sau cổ họng hình thành nhiều mảng trắng.
  • Tình trạng đau rát cổ họng kéo dài trên một tuần, không thể thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn sau khi áp dụng các phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.
  • Không thể xác định được nguyên nhân chính xác khiến tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt xuất hiện.

Đặc biệt bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Cổ họng bị sưng
  • Gặp khó khăn khi mở miệng hoặc không thể mở miệng
  • Nước dãi chảy một cách bất thường.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người