Viêm tai giữa là một căn bệnh về tai phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kể mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Vậy bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào? thông tin bên dưới bạn đọc quan tâm có thể tham khảo.
Viêm tai giữa xảy ra khi khu vực tai giữa (vị trí nằm phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng và gây ra những triệu chứng như đau, sưng, sốt, chảy dịch tai. Mặc dù viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh lý này phổ biến nhất ở trẻ em, bởi cấu trúc tai của trẻ lúc này vẫn chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch yếu.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai giữa thường là viêm nhiễm mũi họng gây ra do tắc vòi nhĩ, do viêm mũi xoang mủ hoặc do vi khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm đường hô hấp, trào ngược, môi trường ô nhiễm, khí hậu lạnh… cũng là nguyên nhân gây ra viêm tai giữa.
Bệnh viêm tai giữa thường được chia thành 2 loại chính, đó là:
Viêm tai giữa cấp: Tình trạng này thường gặp ở trẻ em đang bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là khi mắc các căn bệnh sởi, cúm, bạch hầu, ho gà,… Bệnh này thường sẽ khởi phát trong khoảng 3 tuần gây chảy dịch liên tục.
Viêm tai giữa có dịch tiết: Đối với thể này, sẽ gây cảm giác đầy hay nặng tai. Viêm tai giữa có dịch tiết thường được xác định khi tai giữa có dịch không nhiễm trùng khoảng từ ba tháng trở lên.
Bạn có thể nhận biết bệnh viêm tai giữa thông qua một số dấu hiệu như sau:
+ Đối với trẻ sẽ bị sốt cao, bỏ bú, quấy khóc, nôn mửa, hay dùng tay dụi lỗ tai, rối loạn tiêu hóa…
+ Đối với người lớn thì dấu hiệu nhận biết bệnh như sau:
- Cảm giác đau tai thường xuất hiện nhiều lần, thậm chí là nhói ở trong tai.
- Tai thường bị ù, khả năng nghe kém và cảm nhận giống như tiếng ọc ọc của nước trong tai.
- Tai chảy mủ mỗi ngày. Khi thời tiết thay đổi thì lượng dịch sẽ chảy ra nhiều hơn, dịch mủ có màu vàng kèm mùi hôi.
- Bệnh nhân có thể bị đau đầu, choáng váng, khó chịu.
Viêm tai giữa không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì nó có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề và thậm chí ảnh hưởng đến não bộ, cụ thể là:
Biến chứng này xuất hiện nếu tình trạng bệnh cấp tính không được điều trị đúng cách, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Từ đó sẽ phát triển thành tình trạng bệnh mạn tính và khó khăn trong việc điều trị.
Phần lớn các trường hợp thủng màng nhĩ sẽ tự lành lại, tuy nhiên cũng có một số trường hợp cần phải được điều trị bằng cách phẫu thuật mới hồi phục.
Trong trường hợp bệnh nhiễm trùng tái phát hoặc bị nhiễm trùng tai giữa nặng với mủ trong tai thì việc suy giảm thính lực có khả năng nghiêm trọng, tổn thương màng nhĩ và thậm chí là nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn.
Nếu để viêm tai giữa kéo dài mà không điều trị sẽ có khả năng gây ra các biến chứng như loét xương, viêm tai giữa thanh dịch, viêm xương chũm hay viêm tai giữa mạn… Những biến chứng này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trong sọ như viêm màng não, áp xe não…
Viêm tai giữa có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, tùy vào từng mức độ bệnh lý sau khi thăm khám mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp, như sau:
Bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời giúp kháng viêm, giảm đau, ngăn ngừa chảy dịch mủ,... kết hợp với thuốc nhỏ tai để vệ sinh bên trong, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng.
Trong nhiều trường hợp nếu bệnh tình vẫn kéo dài dù bệnh nhân đã sử dụng thuốc thì bác sĩ có thể chỉ định tiến hành phẫu thuật để bệnh không phát triển và loại trừ các biến chứng nguy hiểm hơn. Tùy thuộc vào bệnh trạng cụ thể mà các phương pháp có thể là nạo VA, cắt bỏ amidan hay đặt ống thông khí…
Bên cạnh phác đồ điều trị thì một số cách để giúp phòng ngừa viêm tai giữa, hạn chế bệnh tái phát như sau:
+ Các mẹ thường vệ sinh cho trẻ cẩn thận, tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
+ Ưu tiên cho trẻ bú mẹ ít nhất trong vòng 6 tháng đầu đời, hạn chế sử dụng bình sữa hoặc núm vú giả để trẻ không bị sặc.
+ Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ bằng những loại vacxin mà bác sĩ chỉ định
+ Giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện các vận động khoa học để tăng cường hệ miễn dịch
+ Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá vì điều này có thể gây tổn thương và nhiễm trùng tai
Bạn có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được thực hiện nội soi tai mũi họng định kỳ hoặc điều trị các bệnh lý liên quan. Phòng khám với các y bác sĩ có chuyên môn, máy móc công nghệ tiên tiến, mang lại kết quả tối ưu cho người bệnh.
Phòng khám cũng hỗ trợ bệnh nhân đặt hẹn trước dễ dàng thông qua hệ thống online. Các chuyên viên sẽ hỗ trợ bạn nhận mã số ưu tiên theo khung giờ tự chọn, không phải chờ đợi lâu.
Những thông tin bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không cũng như điều trị bằng cách nào vừa rồi. Nếu bạn quan tâm có thể nhấp vào Khung Chat bên dưới để được hỗ trợ tư vấn.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi