Triệu chứng ung thư vòm họng như thế nào đặc biệt là trong giai đoạn đầu được nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Bởi vì khi xác định triệu chứng bệnh, người bệnh sẽ nắm rõ để tránh nhầm lẫn cùng những bệnh mũi xoang khác gây việc phát hiện trễ và điều trị khó khăn. Chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu xin được tư vấn giải đáp những thắc mắc này của bệnh nhân qua những chia sẻ ngay dưới đây.
Ung thư vòm họng được đánh giá là ung thư hàng đầu trong số bệnh lý ác tính ở khu vực đầu, mặt và cổ. Căn bệnh tiến triển khá âm thầm, triệu chứng cũng không đặc thù, khối u cũng nằm sâu bên trong vòm họng nên khó tiếp cận thăm khám. Người bệnh có thể nhận biết ung thư vòm họng qua một số triệu chứng như sau:
Nếu như khối u bên trong vòm họng phát triển sẽ gây chèn ép hạch bạch huyết dẫn đến đau rát họng thường xuyên thậm chí ngay cả khi nuốt nước bọt. Ngoài ra khối u ngay vòm họng nên việc nuốt thức ăn khó khăn, người bệnh đau nhức và rất khó chịu. Chưa kể thức ăn bám dính nên bệnh nhân rất dễ bị mắc nghẹn.
Nhưng triệu chứng ung thư vòm họng này dễ nhầm lẫn cùng một số viêm nhiễm khác ở đường hô hấp. Điểm khác biệt chính là ung thư vòm họng thường chỉ gây đau rát ở một bên cổ họng và không đáp ứng khi dùng những loại thuốc chữa trị thông thường.
Đây cũng là một triệu chứng ở bệnh nhân bị ung thư vòm họng điển hình. Bởi vì tai mũi và họng chính là ba cơ quan với mối liên hệ mật thiết và ung thư vòm họng cũng sẽ gây ra ảnh hưởng do những cơn nghẹt mũi thường xuất hiện. Tình trạng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu và còn kèm theo bị tiết nhầy, bị chảy máu. Người bệnh nếu thấy bị nghẹt mũi 1 bên và còn chảy máu suốt một thời gian cần sớm kiểm tra.
Đây chính là triệu chứng ung thư vòm họng điển hình mà bệnh nhân cần lưu ý. Có đến từ 60 đến 90% trường hợp bị bệnh sẽ nổi sưng hạch bạch huyết vùng cổ hay dưới hàm. Đặc điểm nổi hạch do ung thư vòm họng chính là các hạch không mất đi, thay vào đó ngày càng to làm cho người bệnh đau nhức.
Đây là triệu chứng cho thấy ung thư vòm họng lan rộng cũng như di căn đến những cơ quan khác nên việc điều trị bệnh vì vậy càng thêm khó khăn.
Ngoài triệu chứng đau họng, bệnh nhân ung thư vòm họng còn bị ho dai dẳng và khạc có đờm có kèm máu, bị mất giọng, khàn tiếng. Triệu chứng càng nặng nề về đêm cũng như tái phát nhiều lần bởi dùng thuốc chữa cảm cúm, thuốc ho thông thường chỉ giúp triệu chứng giảm thiểu tạm thời mà thôi.
Khi bị ung thư vòm họng, bệnh nhân còn bị ù ở một bên tai, có tiếng ve kêu hoặc tiếng xay thóc trong tai. Nếu như bệnh càng nặng tình trạng càng xảy ra liên tục hơn gây suy giảm thính lực và bị tổn thương màng nhĩ. Triệu chứng này làm cho người bệnh khá đau đớn, khó chịu.
Những bệnh nhân bị ung thư vòm họng thường đau nửa đầu và đau sâu bên trong hốc mắt. Mặt dù ban đầu triệu chứng không nhiều đau đớn nhưng càng về sau khối u lại càng phát triển lớn và gây chèn ép dây thần kinh. Điều này làm cho mức độ đau thêm nghiêm trọng, bệnh nhân cũng có thể bị tê bì nửa vùng mặt.
Nếu như khối ung thư vòm họng lớn sẽ chèn ép và làm biến đổi dây thanh âm cổ họng nên giọng nói bệnh nhân khàn đi. Nếu như bệnh nhân thấy triệu chứng này sau 3 tuần vẫn không thuyên giảm vậy cần sớm thăm khám và sàng lọc ung thư vòm họng.
Bên cạnh đó triệu chứng ung thư vòm họng cũng gây ra những triệu chứng toàn thân như nhanh sụt cân, mệt mỏi, ho ra máu hay chất đen và khó thở… Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân lầm tưởng với những bệnh đường họng thông thường. Điểm khác biệt chính là thời gian triệu chứng khá dài, điều trị không hiệu quả. Bệnh nhân khi thấy triệu chứng từ 2 đến 3 tuần vẫn không khỏi phải sớm thăm khám.
Sau khi biết triệu chứng ung thư vòm họng bệnh nhân cần sớm thăm khám tại địa chỉ uy tín để bác sĩ có thể chẩn đoán. Bác sĩ sẽ nội soi thanh quản nhằm đánh giá mức độ tổn thương thực thể và dấu hiệu bệnh. Nếu thấy vùng cổ họng có bất thường, bác sĩ lấy mẫu mô cổ họng xét nghiệm để tìm tế bào ung thư. Những phương pháp thường được dùng có thể điểm qua như:
► Chọc hút bằng kim nhỏ: Bác sĩ dùng kim mỏng đâm qua da trực tiếp vào khu vực nghi ngờ lấy mẫu tế bào hay dịch khối u mang đi xét nghiệm.
► Sinh thiết thông thường: Thực hiện qua phẫu thuật nhỏ, vết mổ khu vực cổ họng để lấy mô mang đi kiểm tra.
► Sinh thiết nội soi: Áp dụng cho bệnh nhân ung thư vòm họng, bác sĩ lấy mẫu mô tế bào xét nghiệm thông qua nội soi miệng, mũi, vết mổ.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể thực hiện những xét nghiệm như Chụp lớp cắt vi tính CT Scan, chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ MRI…
Chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu phân tích ung thư vòm họng đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 4 với tỷ lệ tử vong cao do triệu chứng dễ nhầm lẫn, việc điều trị vì vậy gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân nên chủ động xây dựng lối sống khỏe mạnh, lành mạnh, ăn uống khoa học, thể dục đều đặn. Hơn nữa nếu thấy triệu chứng ung thư vòm họng cần sớm thăm khám để điều trị hiệu quả. Tránh để cho tình trạng càng lâu, bệnh ở mức độ nghiêm trọng việc chữa trị lại gặp nhiều khó khăn hơn.
Nếu bệnh nhân còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến tình trạng bệnh lý tai mũi họng cần tư vấn. Vui lòng click vào khung chat sẽ có chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ lý giải kịp thời ngay.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi