ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

[TPHCM] Dấu hiệu nghiện thuốc lá thường gặp

Ngày đăng : 23-07-2021 - Lượt xem : 1792
Nghiện thuốc lá là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt nam với 56,1% nam giới hút thuốc lá. Nghiện thực thể, tâm lý và hành vi là ba thành tố cấu thành nên nghiện thuốc lá. Triệu chứng lâm sàng của nghiện thuốc lá bao gồm ham muốn hút thuốc lá mãnh liệt không thể cưỡng lại được; hội chứng dung nạp thuốc lá và hội chứng cai thuốc lá.
 
Các trắc nghiệm lâm sàng giúp chẩn đoán nghiện thuốc lá bao gồm trắc nghiệm Fagerstrom, HAD, Q-Mat.  Xét nghiệm giúp chẩn đoán mức độ nghiện thuốc lá là đo nồng độ CO trong hơi thở ra. Các biện pháp điều trị cai nghiện thuốc lá hiện nay bao gồm: tư vấn điều trị nhận thức hành vi kết hợp với điều trị bằng thuốc: nicotin thay thế, bupropion và varenicline.

1. Tìm hiểu về nghiện thuốc lá

Triệu chứng lâm sàng của nghiện thuốc lá bao gồm: ham muốn hút thuốc lá mãnh liệt không thể cưỡng lại được; hội chứng dung nạp thuốc lá và hội chứng cai thuốc lá. Được biết, các trắc nghiệm lâm sàng giúp chẩn đoán nghiện thuốc lá bao gồm: trắc nghiệm Fagerstrom, HAD, Q-Mat và xét nghiệm giúp chẩn đoán mức độ nghiện thuốc lá là đo nồng độ CO trong hơi thở ra.

Nghiện thuốc lá bao gồm lệ thuộc thực thể vào chất nicotine có trong thuốc lá; lệ thuộc  tâm lý và hành vi đối với hành vi hút thuốc lá.

- Nghiện thực thể: chất nicotine tác động lên quá trình hoạt động của hệ thống thần kinh làm người hút thuốc lá có cảm giác hưng phấn, giảm lo lắng, tăng khả năng tập trung .v.v. Khi cai thuốc, người nghiện hút thuốc lá cảm thấy buồn bã, lo lắng, bứt rứt, mất ngủ, khó tập trung, vật vã vì hệ thần kinh của họ đã quen với nồng độ nicotine trong máu cao. Những triệu chứng xuất hiện khi cai thuốc lá được gọi là hội chứng cai thuốc lá, hội chứng cai thuốc này là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tự cai thuốc thành công thấp.

- Nghịện tâm lý: người hút thuốc lá có những quan điểm lệch lạc về thuốc lá, họ không nhìn thuốc lá dưới khía cạnh gây hại cho sức khỏe, ngược lại nhìn nhận thuốc lá như là một biểu tượng của sự “trưởng thành”, “nam tính”, “sành điệu”.

- Nghiện hành vi: hành vi hút thuốc lá đã trở nên một thói quen, một phản xạ có điều kiện được củng cố bằng hình thức lập đi lập lại qua nhiều năm tháng. Đối với một số người cứ mỗi khi uống cà phê, sau bữa ăn, khi gặp gỡ bạn bè   là hút thuốc lá; đối với một số người khác, việc luôn cầm một điếu thuốc trên tay đã trở thành một thói quen khó bỏ, hành vi đốt điếu thuốc lá ở học đã trở nên hoàn toàn tự động, không đòi hỏi phải suy nghĩ cũng như là hành vi đi xe đạp đối với rất nhiều người biết đi xe đạp.

 

 Để phát hiện lệ thuộc thực thể, người ta dùng 3 phương pháp: hỏi lâm sàng qua trắc nghiệm Fagerstroms, đo nồng độ CO hơi thở ra.

  • Test Fagerstroms la một bảng 6 câu hỏi, sau này rút gọn thành 2 câu hỏi để xác định xem mức độ lệ thuộc vào Nicotine nhiều hay ít

Câu hỏi 1: Bạn hút điếu thuốc đầu tiên trong ngày sau khi thức dậy bao nhiêu lâu?

+ Cho 3 điểm nếu câu trả lời là < 5 phút

+ Cho 2 điểm nếu câu trả lời là 5 - 30 phút

+ Cho 1 điểm nếu câu trả lời là 30 - 60 phút

+ Cho 0 điểm nếu câu trả lời là > 60 phút

 

Câu hỏi 2: Bạn hút bao nhiêu điếu thuốc một ngày?

+ Cho 3 điểm nếu câu trả lời là > 30 điếu/ngày

+ Cho 2 điểm nếu câu trả lời là 20- 30 điếu/ngày

+ Cho 1 điểm nếu câu trả lời là 10-20 điếu/ngày

+ Cho 0 điểm nếu câu trả lời là < 10 điếu/ngày

  • Kết quả : cộng điểm 2 câu hỏi

+   0-2: không hay ít lệ thuộc về mặt dược lý vào nicotine

+   3-4: lệ thuộc trung bình về mặt dược lý vào nicotine

+   5-6: lệ thuộc nặng về mặt dược lý vào nicotine

  • Nồng độ CO trong hơi thở ra:

+   Phương pháp khách quan, chính xác, rẻ tiền, dễ làm, có kết quả ngay

+   Giúp xác định mức độ lệ thuốc vào nicotine

+   Hiện nay có trang bị một số bệnh viện thành phố

Trái với lệ thuộc thực thể, lệ thuộc tâm lý- hành vi không có một thang điểm rõ ràng dể đánh giá, thường được phát hiện thông qua buổi tư vấn với bác sỹ

 

7+ Dấu hiệu nghiện thuốc lá thường gặp


Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), người hút thuốc có ít nhất 3 trong 7 tiêu chuẩn dưới đây kéo dài trong ít nhất 12 tháng là người nghiện thuốc lá:

1. Số điếu thuốc hút mỗi ngày càng ngày càng tăng.

2. Khi thiếu thuốc hoặc cai thuốc cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn bực, cáu gắt, khó tập chung... và các khó chịu này mất đi khi hút thuốc trở lại.

3. Hút lâu và nhiều hơn so với dự kiến. Cụ thể, người hút thuốc chỉ định hút trong thời gian công việc hoặc đời sống đang có nhiều căng thẳng, định khi giải quyết xong căng thẳng sẽ không hút nữa nhưng giải quyết xong rồi vẫn tiếp tục hút; hay chỉ định hút ở ngoài đường thôi không hút ở nhà trước mặt con cái nhưng về nhà có lúc thèm quá vẫn hút....


4. Muốn và từng thử cai thuốc lá nhiều lần nhưng chưa thành công.

5. Dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và hút thuốc lá. Ở Việt Nam, có thể mua và hút thuốc lá ở bất cứ đâu, nên tiêu chí này ít được thấy rõ nhưng một biểu hiện của tiêu chí này là người nghiện lúc nào cũng mang theo thuốc lá bên mình.

6. Giảm hoặc từ bỏ các hoạt động xã hội khác vì hút thuốc lá. Do người Việt Nam hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi nên tiêu chí này cũng không biểu hiện rõ; biểu hiện cụ thể của tiêu chí này đó là khi hút thuốc ở những nơi bị cấm hút thuốc như: bệnh viện, công sở, sân bay...

7. Vẫn tiếp tục hút dù biết thuốc lá có hại hoặc đã bị những tác hại do thuốc lá gây ra như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đau thắt ngực, đàn ông yếu sinh lý, phụ nữ bị sẩy thai hay sinh non, hay trong nhà có người thân bị hen, khò khè khi ngửi thấy mùi thuốc lá...
 

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người