ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Đau nhức tai lâu ngày có ảnh hưởng gì không?

Ngày đăng : 30-06-2024 - Lượt xem : 188

Đau nhức tai lâu ngày có thể khiến bệnh nhân khó khăn trong việc nghe, tinh thần mệt mỏi, dễ ảnh hưởng công việc cùng nhiều biến chứng bệnh lý nguy hiểm khác. Để hiểu rõ hơn về đau nhức tai lâu ngày có ảnh hưởng gì không? bạn đọc xem qua thông tin dưới đây.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TAI ĐAU NHỨC LÂU NGÀY

Đau nhức tai có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Có rất nhiều dạng đau nhức tai khác nhau, cơn đau có thể diễn ra bất chợt, bệnh nhân cảm thấy nhói rồi sau đó nhanh chóng biến mất. 

Trường hợp đau tai lâu ngày, diễn ra thường xuyên, âm ỉ, khiến bệnh nhân mất tập trung trong công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống thì cần đề phòng với nguyên nhân bệnh lý.

Một số nguyên nhân đau nhức tai đó là:

Tình trạng hiễm trùng

Có thể là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, từ đó gây ra viêm tai giữa hoặc viêm tai trong. Biểu hiện của bệnh lý là ngoài đau nhức tai người bệnh còn có thể bị rối loạn chức năng thăng bằng, chảy mủ hoặc có dịch trong tai,...

Lấy ráy tai không đúng cách

Khi ráy tai khô lại thành cục lớn, tích tụ nhiều sẽ khiến tai bị đau nhức bên trong và người bệnh có cảm giác ù tai. Nếu bệnh nhân lấy ráy không đúng cách sẽ chỉ làm cho ráy tụt sâu vào bên trong, gây đau nhiều hơn.

Do thủng màng nhĩ

Bệnh nhân thủng màng nhĩ sẽ có các triệu chứng như đau nhức, nhói bên trong tai, đau đầu, ù tai, nặng hơn thì có thể bị suy giảm thính lực hoặc mất thính lực. 

Có khối u trong tai

Khối u trong tai gây chèn ép và ảnh hưởng đến các cấu trúc khác của tai khiến cho tai bị đau nhói. Khối u trong tai nếu không được điều trị có thể dẫn đến các ổ nhiễm trùng nặng hơn, gây áp xe não, viêm màng não,...

Ảnh hưởng từ áp xe răng 

Áp xe răng là sự hình thành ổ mủ bên trong răng, trong nướu hay xương giữ răng, dẫn tới đau nhức răng, đau đầu và đau bên trong tai. Các triệu chứng khác đi kèm sẽ là sưng mặt, răng lung lay, hơi thở hôi hoặc có mùi khó chịu, đôi khi bị sốt, mệt mỏi,...

Ảnh hưởng từ bệnh tai mũi họng

Bên cạnh những lý do kể trên, một số nguyên nhân khiến tai đau nhức kéo dài là do ảnh hưởng từ một số bệnh tai mũi họng như: viêm mũi dị ứng; viêm xoang; đviêm amidan…

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

ĐAU NHỨC TAI LÂU NGÀY CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

Đau nhức tai nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

+ Thủng màng nhĩ: đây là một tai biến nặng nề của tình trạng đau nhức tai, điều này khiến bệnh nhân giảm thính lực đột ngột hoặc tạm thời điếc tai, hay chóng mắt.

+ Cholesteatoma: biến chứng này có tính chất ăn mòn các cấu trúc xung quanh, gây khả năng gây mất thính giác, điều này xảy ra khi bệnh nhân bị viêm nhiễm xương chũm nhiều lần và kéo dài.

+ Chậm nói: đối với trẻ bị đau tai kéo dài có thể bị giảm thính lực, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ, nhất là các trẻ đang trong giai đoạn tập nói.

+ Ảnh hưởng não bộ: Một số trường hợp viêm nhiễm bên trong tai gây đau và kéo dài thường xuyên, bệnh nhân sẽ ảnh hưởng não bộ, suy giảm trí nhớ, nhìn kém…

KHI BỊ ĐAU NHỨC TAI CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Đau nhức bên trong tai khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và rất khó chịu, gây bất tiện trong sinh hoạt. Sau đây là một số giải pháp giúp giải quyết đau tai như sau:

Áp dụng một số biện pháp tại nhà

+ Uống nhiều nước: Uống nước để giúp cơ tai chuyển động nhẹ nhàng và giảm triệu chứng đau nhức tau. Do đó, bệnh nhân có thể ngậm một ngụm nước nhỏ và nuốt từ từ khi bị đau để giúp tình trạng đau nhói trong tai

+ Chườm ấm: Đây là phương pháp an toàn được nhiều người sử dụng để giảm tình trạng đau nhức trong tai. Bệnh nhân sử dụng một túi chườm ấm, chườm nhẹ xung quanh phần tai bị đau, lập lại thường xuyên cách này sẽ thấy hiệu quả.

+ Nhai kẹo cao su: Việc nhai kẹo cũng có thể giảm đau và áp lực ở tai, đặc biệt trong các trường hợp đau nhức tai do thay đổi áp suất khí quyển đột ngột.

+ Nghỉ ngơi đúng tư thế: Nghĩ ngơi ở tư thế ngồi, dựa thẳng lưng thay vì nằm cũng có thể giúp làm giảm áp lực trong tai giữa và cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.

+ Dùng thuốc giảm đau: Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo ý kiến bác sĩ để an toàn hơn.

Thăm khám tại cơ sở chuyên khoa

Khi có dấu hiệu đau nhức tai kéo dài, hoặc đau nhói không chịu được, kèm theo tai chảy dịch vàng, ù tai, chóng mặt…. thì cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm để có biện pháp điều trị hiệu quả.

- Tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, bác sĩ chỉ định điều trị hiệu quả các bệnh lý gây đau tai bằng thuốc, hoặc các phương pháp chiếu sóng vật lý - cộng hưởng âm thanh để loại bỏ viêm nhiễm và phục hồi thính lực tốt.

- Phòng khám cũng hội tụ các y bác sĩ chuyên khoa uy tín, có chuyên môn và năng lực, tận tâm vì khách hàng, mang đến hiệu quả tối ưu trong quy trình thăm khám, an toàn, nhanh chóng.

- Phòng khám làm việc từ 8h - 20h các ngày trong tuần, kể cả ngày nghĩ cuối tuần và lễ tết, giúp bệnh nhân an tâm thăm khám thoải mái.

Với những thông tin đau nhức tai lâu ngày có ảnh hưởng gì không? bạn đọc có thắc mắc cần tư vấn và giải đáp từ chuyên viên, có thể nhấp ngay vào Bảng Chat bên dưới. Hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí và bảo mật thông tin khách hàng.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người