Dị vật ở tai thường chỉ các trường hợp bên trong ống tai còn sót lại những mảnh vỡ nhỏ của vật dụng được tìm thấy. Đối tượng thường xuyên xảy ra tình trạng này là các trẻ em hay nghịch phá các vật nhọn và chọt vào ống tai của bé. Đây là căn bệnh nguy hiểm không cao tuy nhiên nếu không điều trị lâu ngày dễ dẫn đến việc mất cân bằng cơ thể
Thường các dị vật có thể chưa gây nguy hiểm ngay nhưng chính những cách lấy dị vật ra không đúng cách có thể gây biến chứng, tổn hại nặng hơn.
Người phụ nữ tên chị N.T.G 44 tuổi ngụ tại Sóc Trăng sau khi ngủ dậy cảm thấy ngứa ở tai, kinh hoàng khi nhận ra các triệu chứng càng lúc càng khó chịu, ngứa ngáy và có cảm giác sởn gai tóc. Được đưa đến bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, bệnh nhân được bác sĩ nội soi và thấy một điều kinh hoàng là có một số trứng, được nghi là trứng gián ở trong tai. Sau khi thăm khám và hỏi han thì được biết chị này thường xuyên ngủ ko mắc mùng, không có biện pháp ngăn ngừa côn trùng. Bệnh nhân sau đó được rửa vết thương kèm theo sát trùng và hồi phục tâm lý.
Trước đó, một nam ở Quảng Bình lại bị kiến mò vào khoang tai vì nghĩ đây là chỗ trú ẩn. Sau nữa ngày trời hoang mang thì cuối cùng anh cũng đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa nhờ đưa anh bạn " bé nhỏ " ra khỏi lỗ tai của mình.
Không giống như trường hợp trên, bệnh nhi 8 tuổi ở Quảng Bình nhập viện trong tình trạng ngứa, đau nhức và chảy mủ lẫn máu trong tai. Sau khi khám, các bác sĩ đã hút và làm sạch mủ trong tai của trẻ, nội soi thấy hình ảnh ống tai ngoài hẹp, dị vật nằm sâu trong ống tai và gây viêm tấy một phần ống tai ngoài. Bác sĩ tiêm thuốc mê cho bé, và dùng dụng cụ siêu nhỏ gắp ra được một ống nhựa nhỏ hẹp nghi là đồ chơi của bé. Vụ việc trên dấy lên tình hình nguy cấp khi để bé chơi 1 mình mà không có người giám hộ .
Ống tai ngoài cấu tạo gồm ống tai sụn ở phần ngoài và ống tai xương ở phần trong, được lát bởi một lớp mô mỏng gồm màng sụn và da. Phần ống tai xương rất nhạy cảm, bởi vì da có rất ít mô đệm và nằm sát ngay trên màng sụn, vì thế bất kỳ một động tác nào cố gắng lấy dị vật đều gây đau đớn cho bệnh nhân.
Ống tai ngoài có một chỗ rất hẹp, ngay tiếp nối giữa ống tai sụn và ống tai xương. Dị vật thường bị kẹt ở chỗ này và gây khó khăn cho việc lấy dị vật. Những cố gắng lấy dị vật có thể đẩy dị vật vào sâu hơn trong ống tai và nằm kẹt ở sau chỗ hẹp này. Ngoài ra, màng nhĩ có thể bị tổn thương do các động tác đẩy dị vật vào sâu trong ống tai hoặc bởi các dụng cụ trong khi cố gắng lấy dị vật. Nếu có dụng cụ thích hợp và đầy đủ, nguồn sáng tốt, bệnh nhân hợp tác, cùng với kinh nghiệm của bác sĩ là những yếu tố quan trọng giúp lấy dị vật thành công.
Trong nhiều trường hợp dị vật ống tai, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì khó chịu, và ở trẻ em dị vật ống tai thường được khám và phát hiện một cách tình cờ. Một số bệnh nhân có than phiền đau tai, những triệu chứng giống viêm tai giữa, nghe kém hoặc có cảm giác nặng nặng đầy đầy trong tai. Trong một nghiên cứu diện rộng, cho thấy 2/3 dị vật ống tai ở trẻ em dưới 8 tuổi.
Những dị vật ống tai thường thấy nhất là: Hạt cườm, đồ chơi bằng plastic, hạt sỏi - đá, hạt bắp, côn trùng sống,... Khoảng 30% bệnh nhân cần phải gây mê để lấy dị vật ống tai và chủ yếu là những bệnh nhân nhỏ hơn 7 tuổi, không có sự hợp tác tốt. Những dị vật có thể gắp được dễ dàng với nguồn ánh sáng tốt, quan sát rõ như: Cao su, mút, giấy, chất liệu thực vật,… Ngựơc lại những dị vật khó lấy như hạt cườm, sỏi tròn, hạt bắp, dị vật là khối tròn cứng.
Hiện có nhiều phương pháp để lấy dị vật ống tai, sự lựa chọn phương pháp tuỳ thuộc vào từng tình thế, trường hợp cụ thể, loại dị vật và kinh nghiệm của bác sĩ. Những cách lấy dị vật thường áp dụng như: Bơm rửa bằng nước, dùng kẹp gắp, dùng thòng lọng, hoặc dụng cụ có móc khều, hoặc dùng ống catheter hút,… những dị vật là côn trùng sống có thể cần phải giết chết trước khi lấy ra, bằng cách dùng cồn, lidocain 2 %, hoặc tinh dầu nhỏ vào ống tai nhưng cần lưu ý, không nên làm trong trường hợp bệnh nhân bị thủng màng nhĩ trước đó.
Lưu ý: Tránh bơm rửa trong những trường hợp dị vật ống tai là pin vì mạch điện hoặc những thành phần của pin có thể phân rã gây hoại tử mô ống tai lan rộng.
Acetone có thể hoà tan dị vật là miếng móp (styrofoam) hoặc làm loãng chất cyanoacrylate (như keo dính superglue).
Khi thất bại ở lần đầu lấy dị vật thì những cố gắng lần sau đó cũng rất khó thành công, kèm theo là nguy cơ tổn thương và biến chứng sau mỗi lần cố gắng lấy… thường gây đau đớn, có thể gây chảy máu làm giới hạn tầm nhìn và có thể đẩy dị vật bị chèn sâu trong ống tai. Nên chuyển và tham vấn chuyên khoa tai mũi họng trong trường hợp bệnh nhân cần gây mê để lấy dị vật, và những trường hợp bệnh nhân có chấn thương ống tai hoặc màng nhĩ; dị vật không thể gắp được mà kẹt chặt ở vị trí 2/3 trong ống tai hoặc nghi ngờ dị vật nằm sát màng nhĩ; dị vật có bờ sắc nhọn (như những mảnh kính); hoặc đã nhiều lần cố gắng lấy nhưng thất bại.
Đa dị vật thì hiếm gặp, đặc biệt cần chú ý ở trẻ em nhỏ. Vì thế, tất cả các lỗ tự nhiên vùng đầu mặt nên được kiểm tra sau khi lấy dị vật ống tai ngoài. Thuốc kháng sinh nhỏ tai cần thiết ở những bệnh nhân có kèm viêm tai ngoài và những trường hợp có rách da ống tai ngoài hoặc chấn thương kèm theo. Nên đo thính lực đồ nếu nghi ngờ có chấn thương màng nhĩ hoặc giảm thính lực.
Dụng cụ cần chuẩn bị gồm có, thòng lọng, ống hút, nhíp, đồ gắp loại nhỏ, dung dịch rửa tai, sát khuẩn và đèn pin .
Nhanh chóng xác định tình trạng của bệnh nhân, cố gắng giữ cơ thể bệnh nhân thẳng đừng để dị vật lọt sâu vào bên trong gây khó cho quá trình chuẩn đoán và chữa bệnh.
Đánh giá dị vật dựa trên sức quan sát, dùng một cây đèn pin rọi vào ống tai của bệnh nhân, nếu dị vật ở vị trí đơn giản không quá sâu tiến hành bước gắp dị vật ra ngoài.
Sử dụng một cái thòng lọng hoặc dụng cụ có móc khều đưa vào sâu bên trong ống tai, từ đó đẩy dị vật ra ngoài ống tai. Tuyệt đối cẩn thận và đừng tạo cảm giác lo lắng cho bệnh nhân. Khi thực hiện động tác cần phải chuẩn, chính xác và quan trọng hơn hết phải đánh giá được vị trí của dị vật có thể thực hiện được.
Nếu dị vật nằm quá sâu trong ống tai, rọi đèn pin vào không thấy, lúc này hãy đến cơ sở y tế có chuyên môn về vấn đề tai - mũi - họng để được tư vấn kỹ càng cũng như có các vật dụng chuyên khoa như máy nội soi, dụng cụ hút dị vật ...
Lưu ý: Để phòng tránh trẻ tự nhét đồ vật vào tai, gia đình cần dạy trẻ không được nhét bất cứ vật gì vào tai hoặc mũi, vật dụng, đồ chơi nhỏ gia đình không sử dụng cần bỏ vào hộp và để xa tầm tay trẻ em hoặc vứt bỏ tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Bài viết trên đã giới thiệu và hướng dẫn cho các bạn cách xử lý dị vật ở tai , Hy vọng với bài viết trên benhvientaimuihong.vn giúp bạn xử lý tình huống tốt hơn.
Xem thêm:
https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/top-7-bac-si-tai-mui-hong-co-phong-kham-tai-tphcm-402.html
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi