Bệnh phế cầu bao gồm một nhóm các bệnh lý gây ra do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, thường được gọi là phế cầu khuẩn xâm nhập vào các cơ quan và tế bào của con người thông qua đường hô hấp .
Có rất nhiều chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae khác nhau, nhiều chủng thường trú trong mũi, họng và đường thở của người khỏe mạnh (những người này được gọi là người lành mang trùng).
Vi khuẩn phế cầu chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có viêm phổi. Đây là loại vi khuẩn kháng lại rất nhiều loại kháng sinh nên chi phí điều trị vô cùng tốn kém và khó khăn. Trung bình cứ 20 giây, bệnh viêm phổi lại giết chết 1 đứa trẻ. Tại Việt Nam, hàng năm, bệnh viêm phổi cướp đi mạng sống của khoảng 4.000 trẻ em trong tổng số 2,9 triệu ca mắc.
Vi khuẩn phế cầu gây ra nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm những bệnh nhiễm trùng thường gặp với tần suất cao như viêm tai giữa hoặc viêm xoang, và những bệnh nhiễm trùng nặng và nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi (nhiễm khuẩn ở phổi), nhiễm trùng máu và viêm màng não (màng bao bọc xung quanh nhu mô não).
Bệnh phế cầu lây lan thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bị nhiễm bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn, hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm vệ sinh kém, hệ miễn dịch yếu, nhập viện thường xuyên, sử dụng máy thở, mắc bệnh tiến triển như COPD, hen suyễn, tim mạch; hút thuốc lá,…
Bệnh lý phế cầu thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người lớn tuổi, đặc biệt là người già trên 85 tuổi.
Nguy cơ nhiễm vi khuẩn phế cầu và mắc bệnh lý nặng cũng cao hơn ở trẻ dưới 5 tuổi có các bệnh lý khác đi kèm, những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, các bệnh lý về gan, phổi, thận và tim và những người hút thuốc lá.
Các triệu chứng của bệnh nhiễm phế cầu có thể mơ hồ và có thể thay đổi nặng nhẹhụ thuộc vào cơ quan nào trong cơ thể bị nhiễm. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Tính đến năm 2014, thế giới đã có hơn 53 quốc gia đã áp dụng vắc xin phế cầu trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Kết quả đạt được rất khả quan. Tại Việt Nam, vắc xin phế cầu đã chứng minh được hiệu quả phòng bệnh khi hàng trăm nghìn trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn và cứu sống.
Tiêm chủng ngừa vắc-xin phế cầu cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu gây ra. Những loại vắc-xin phế cầu hiện có không có khả năng bảo vệ chống lại tất cả các chủng Streptococcus pneumoniae gây bệnh, và không phải tất cả các trường hợp bệnh lý gây ra bởi Streptococcus pneumoniae đều có thể được ngăn ngừa bằng việc tiêm vắc-xin.
Tuy nhiên, vắc xin giúp bảo vệ chống lại những chủng phổ biến gây ra hầu hết những trường hợp bệnh lý phế cầu nặng ở trẻ em.
Những đối tượng khác cũng có thể có nguy cơ cao bị bệnh lý do phế cầu, và do đó việc tiêm vắc-xin cũng được khuyến cáo trên các đối tượng này. Vui lòng tư vấn bác sĩ về việc chủng ngừa
Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin. Hãy trao đổi với bác sỹ của bạn về những vấn đề bạn quan tâm và thông báo cho họ biết nếu bạn hoặc người thân của bạn xuất hiện các triệu chứng của các tác dụng phụ vì trong nhiều trường hợp có thể phải cần điều trị.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi