ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Hướng dẫn cách xử lý khi chảy máu mũi

Ngày đăng : 16-04-2021 - Lượt xem : 1429

Thường xuyên chảy máu mũi là một biểu hiện không thể xem nhẹ nhất là ở độ tuổi thanh - thiếu niên. Bệnh trạng nặng khi lượng máu mũi không dứt, cứ liên tục nhỏ giọt từ bộ phận mũi. 

Cần phải chú ý đến vấn đề về chất dinh dưỡng bổ sung dành cho đối tượng dễ bị chảy máu cam. Nếu quá nhiều hoặc thiếu cũng dễ dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho bệnh tình của bệnh nhân.

Nguyên nhân tình trạng chảy máu mũi

Niêm mạc mũi rất dễ tổn thương vì tồn tại nhiều mạch máu và mạng lưới mao mạch dày đặc. Nên hầu hết các tình trạng va chạm, đụng chạm nhẹ, hoặc thời tiết thay đổi đều dễ dàng làm tổn thương mạnh lưới mạch máu bên trong vách ngăn mũi.

Đặc biệt chảy máu mũi hay gặp ở mùa khô hanh lạnh do độ ẩm không khí giảm, gây nứt nẻ niêm mạc mũi. Khi thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, ảnh hưởng nhiều đến một số bệnh như: tăng huyết áp, dị ứng, khô hanh nứt nẻ niêm mạc mũi gây chảy máu.

Hầu hết trường hợp chảy máu mũi không dễ xác định nguyên nhân. Tuy vậy cũng có một số lý do dễ biết như: chấn thương, bị đánh đập vào mũi, do ngoáy mũi, cần chú ý là do không khí lạnh kích thích liên tục vào niêm mạc mũi cũng gây chảy máu.

Các nguyên nhân gây chảy máu mũi ít gặp hơn là: bệnh máu không đông, thường do sử dụng những loại thuốc làm loãng máu như warfarin, aspirin.

Bệnh gan cũng có thể làm máu khó đông. Tăng huyết áp cũng có thể gây chảy máu nhưng không bao giờ là nguyên nhân duy nhất gây chảy máu mũi.

Các bệnh viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, polyp, ung thư, cúm, sốt xuất huyết, bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu… phẫu thuật ở hốc mũi và hàm mặt.

Nghiên cứu mới đây trên thế giới thì tới 79% bệnh nhân chảy máu mũi không rõ nguyên do, vì vậy khi gặp tình trạng tương tự không 

Cần phân biệt chảy máu mũi với các bệnh ở nơi khác chảy máu ra lỗ mũi như do khối u lành hay ác tính gây chảy máu, máu chảy từ họng, thanh quản sặc lên mũi, chảy máu do lao phổi, u máu, vỡ tĩnh mạch thực quản gây nôn, sặc lên mũi trong bệnh xơ gan, bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa, vỡ các động mạch tầng giữa đáy sọ, chấn thương tai giữa…

 

Xử trí như thế nào khi chảy máu mũi

Cấp cứu một bệnh nhân chảy máu mũi, phải nhanh chóng cầm máu rồi sau đó mới tìm nguyên nhân. Trường hợp chảy máu nặng phải chú ý tình trạng toàn thân của bệnh nhân bằng việc theo dõi sát mạch, huyết áp. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để thở và nhổ máu ra. Truyền dịch nếu có bệnh nhân bị trụy mạch, hạ huyết áp.

Phương pháp:

  • Truyền máu nếu Hb thấp dưới 50%, nhất là trường hợp chảy máu nặng, tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ (100ml) nhiều lần.
  • Thuốc corticoid như depersolone tiêm tĩnh mạch được sử dụng trong chảy máu là cần thiết, nếu không có chống chỉ định. Dùng kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn. 
  • Dùng thuốc đông máu để làm tăng vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như adrenoxyl, premarin, tranesamic acid… hoặc trực tiếp làm đông máu như vitamin K, sulfate de protamine. Cầm máu tại chỗ được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp theo các bước sau:
  • Dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi ép vào vách ngăn tương ứng điểm mạch Kisselbach trong vài phút, áp dụng trong trường hợp chảy máu ít, chảy máu ở điểm mạch Kisselbach.
  • Dùng bông có  tẩm dung dịch cầm máu như ôxy già 12 thể tích, ephedrin 1-3% nhét vào lỗ mũi, ép đè lên chỗ chảy máu.
  • Nhét mechè mũi trước: sau khi gây tê hốc mũi, dùng cuộn mechè có bề rộng 1 – 1,5cm, bề dài 50cm tẩm mỡ kháng sinh nhét vào mũi, chú ý nhét mechè có hình đáy võng để mechè không bị tụt xuống thành sau họng, nhét chặt từ sau ra trước cho tới khi đầy ra tận cửa mũi trước.
  • Dùng đè lưỡi kiểm tra xem máu có chảy xuống thành sau họng hay không, nếu không thấy chảy xuống là tốt. Thời gian lưu mechè từ 24 –  48 giờ.
  • Trường hợp chảy máu nhiều do chấn thương, tăng huyết áp… nếu nhét mechè mũi trước mà chưa cầm máu thì phải nhét mechè mũi sau.
  • Nhét mechè mũi sau: dùng cục gạc bịt kín cửa mũi sau để ngăn không cho máu chảy xuống thành sau họng, đường kính cục gạc khoảng 2 – 2,5cm, chiều cao 2,5cm có buộc dây ở giữa, mỗi đầu dài khoảng 30cm. Sau khi bịt kín được cửa mũi sau, phải tiếp tục nhét mechè mũi trước.
  • Trường hợp chảy máu mao mạch, nhất là ở trẻ em, có thể dùng các loại protein tự tiêu có tác dụng cầm máu như spongel.

Ở nhiều nước có nền y học tiên tiến, người ta dùng Merocel là một loại bọt xốp có hình hố mũi, đặt vào mũi, tưới nước, nó nở căng to ôm khít lòng hố mũi, máu cầm ngay mà bệnh nhân không đau. Hoặc dùng bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng, lúc lấy ra chỉ cần xì hơi, rất tiện.

Phòng Ngừa:

Để phòng ngừa chảy máu mũi, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và có biện pháp ứng phó phù hợp. Cụ thể:

  • Yêu cầu không ngoáy mũi, day mũi, nhét vật lạ vào trong mũi nếu nguyên nhân chảy máu cam do chấn thương, dị vật;
  • Nên uống đủ nước, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, khi tập thể dục thể thao hoặc sinh hoạt ngoài trời;
  • Không nên ngồi quá lâu trong phòng điều hòa vì không khí khô sẽ dễ gây chảy máu cam. Nếu thường xuyên ngồi hoặc ngủ trong phòng điều hòa, nên sử dụng máy phun sương hoặc đặt một chậu nước nhỏ để cấp ẩm cho không khí trong phòng;
  • Giữ niêm mạc mũi được ẩm: Xịt hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (đặc biệt quan trọng với đối tượng thường xuyên bị cảm, nghẹt mũi hoặc dị ứng mũi). Ngoài ra, có thể bôi một chút kem vaseline vào phần trước của vách ngăn mũi để tránh nguy cơ niêm mạc mũi bị tổn thương gây chảy máu;
  • Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất bằng cách ăn, uống các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây tươi hoặc bổ sung vitamin C nếu nguyên nhân chảy máu cam là do thiếu vitamin C;
  • Khám và điều trị dứt điểm tình trạng viêm mũi vì đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chảy máu cam;

CHẨN ĐOÁN CHẢY MÁU MŨI THEO PHƯƠNG PHÁP NÀO

Các phương pháp chẩn đoán tình trạng chảy máu mũi hiện nay ở Việt Nam vô cùng tiên tiến có thể kể đến như:

- Nội soi thành mũi, vách ngăn mũi.

- Dựa vào triệu chứng bên ngoài, khám tổng quan mũi.

- Chụp CT, MRI được ứng dụng trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên mắc phải triệu chứng mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra bệnh nhân gặp các trường hợp chảy máu mũi cũng không cần phải quá lo lắng vì bệnh trạng có thể hết chỉ sau vài ngày nghỉ ngơi, thư giãn.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

 

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người