Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona có thể lây truyền qua đường giọt bắn, tiếp xúc và qua đường không khí (thủ thuật xâm lấn trên đường hô hấp). Vì vậy, việc sử dụng khẩu trang y tế là một trong những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh đơn giản, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao.
Nhất là trong giai đoạn vac-xin ngừa Covid vẫn còn khan hiếm như hiện nay, thì ý thức của mỗi người dân về bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng là vô cùng quan trọng. Vì vậy cần phải trang bị cho mình từ 2 - 3 khẩu trang y tế mỗi khi đi ra đường để tránh các rủi ro gặp phải.
Việc đeo khẩu trang y tế giữa mùa dịch coronavirus là biện pháp phòng tránh lây lan dịch bệnh. Vậy có nên đeo khẩu trang thường xuyên giữa mùa dịch hay không? Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế mọi lúc mọi nơi, gây bí bách, khó chịu cho người dùng.
Vậy khi nào và những ai cần đeo khẩu trang? Khuyến cáo của Bộ Y tế cho biết, chỉ những người trong hoàn cảnh sau đây thì nên đeo khẩu trang:
Còn những người khỏe mạnh, không xuất hiện các triệu chứng về bệnh đường hô hấp thì không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế, thay vào đó, người dân chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến những nơi tập trung đông người, phương tiện giao thông công cộng.
Việc đeo khẩu trang sai cách không chỉ tăng nguy cơ lây bệnh mà còn gây lãng phí tiền bạc. Dưới đây là một số hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách mà người dân cần thực hiện để phòng tránh lây lan virus corona cũng như các bệnh truyền nhiễm khác:
Theo đó, Dưới đây là hướng dẫn được áp dụng đối với các địa điểm cần phải đeo khẩu trang y tế để tránh rủi ro mắc Covid cho người dân và cộng đồng.
(1) Nơi có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh: Cơ sở y tế; khu cách ly y tế tập trung; hộ gia đình, nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế tại nhà hoặc đang theo dõi, giám sát y tế 14 ngày kể từ ngày có quyết định hoàn thành cách ly tập trung; nơi có người đi từ vùng dịch trở về.
(2) Nơi có không gian kín: Quán bar; vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage), làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; trụ sở làm việc; khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn (theo quy định của Ban tổ chức hoặc người có thẩm quyền triệu tập).
(3) Nơi tập trung đông người: Chung cư; trường học; nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ và trên phương tiện giao thông công cộng; trung tâm thương mại, siêu thị; chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu; đám tang, đám cưới; địa điểm tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí; khu tâm linh; sự kiện tập trung đông người trong nhà, ngoài trời; khu vui chơi, rèn luyện sức khỏe, khu vực hoạt động ngoài trời; điểm dừng khi tham gia giao thông.
(4) Nơi có sự giao tiếp gần dưới 2 mét.
https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi