Khám và điều trị bệnh tại bệnh viện tại mũi họng tphcm nên đi vào thời gian nào là hợp lý nhất . Bởi vì đây là bệnh viện lớn nên số lượng bệnh nhân khám bệnh rất đông mỗi ngày nếu như không sắp xếp hợp lý về mặt thời gian. Dưới đây là lịch trình khám chữa bệnh tại bệnh viện tai mũi họng tphcm cần được lưu ý để đi khám bệnh hiệu quả.
Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM ban đầu là Trung tâm Tai Mũi Họng, thành lập ngày 19/12/1986. Đến ngày 26/8/2002, Trung tâm Tai Mũi Họng đổi tên thành Bệnh viện Tai Mũi Họng, trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2008, bệnh viện được xếp hạng I. Đến nay, bệnh viện Tai Mũi Họng là một bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh về chuyên khoa Tai Mũi Họng. Bệnh viện thực hiện các nhiệm vụ như:
Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TpHCM quy tụ đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, dày dạn kinh nghiệm. Nhiều người đạt được thành tích cao trong các lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, bệnh viện là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi có các vấn đề về tai mũi họng.
Bệnh viện tai mũi họng TpHCM ngụ tại số 153-155-157, đường Trần Quốc Thảo, phường 9, quận 3, TP.HCM
Số điện thoại: 028 3931 7381 – 3843 9692
Số tổng đài đăng ký khám: (028) 1081
Giờ khám bệnh
Thứ 2 – Thứ 6
Khám dịch vụ + khám ngoài giờ:
Thứ 7 – Chủ nhật
Phòng khí dung, rửa mũi, rửa tai và tiểu phẫu
Thứ 2 – Thứ 6
Thứ 7
Chủ nhật
Hiện bệnh viện tai mũi họng đang có các chuyên khoa:
Dưới đây là quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện tai mũi họng tphcm. Người bệnh có thể tham khảo:
Bước 1: Mua sổ khám bệnh (nếu chưa có) và lấy số thứ tự đăng ký khám tại cổng khu D
Bước 2: Đến quầy nhận bệnh (Quầy số 4, 5, 6 tầng trệt khu D)
Bệnh nhân đợi đến số thứ tự thì đến quầy đăng ký khám. Nộp giấy tờ tại nơi nhận sổ, đóng tiền khám bệnh tại đây. Người bệnh nhận số thứ tự khám và di chuyển đến bàn khám bệnh lầu 1.
Bước 3: Đến phòng khám bệnh (lầu 1 – khu D)
Bước 4: Đến nhà thuốc bệnh viện (tại cổng khu D)
Nộp sổ khám bệnh và toa thuốc tại đây. Sau đó, chờ gọi tên theo thứ tự nộp sổ. Khi được gọi tên, bệnh nhân tới đóng tiền và nhận thuốc. Người bệnh cần kiểm tra thuốc (đúng thuốc, đủ số lượng) trước khi rời khỏi quầy.
- Thực hiện các bước như khám thường tuy nhiên phiếu đăng ký khám bệnh là phiếu dịch vụ được hướng dẫn tại quầy . Quầy nhận bệnh là quầy 1, 2, 3 tầng trệt khu D. Phòng khám bệnh dịch vụ nằm ở lầu 3 khu D.
- Với những trường hợp không có nhiều thời gian để khám bệnh thì lựa chọn khám dịch vụ là một biện pháp thích hợp nhất.
Ưu điểm:
- Khám nhanh, bốc thuốc nhanh
- Bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán rõ về tình trạng bệnh
- Thuận lợi cho thời gian eo hợp của bệnh nhân
Nhược điểm:
- Chi phí thường cao hơn so với bình thường
- Khu khám bệnh dịch vụ ở trên lầu cao, người lớn tuổi đi lại hơi mệt.
Bước 1: Lấy số thứ tự
Với người bệnh mới đến khám lần đầu, cần đem theo bản chính các giấy tờ sau: thẻ BHYT, Chứng minh nhân dân, Giấy chuyển tuyến (nếu khám trái tuyến)
Với người bệnh đến tái khám, ngoài các giấy tờ trên, cần mang giấy hẹn tái khám.
Bước 2: Đến quầy nhân bệnh (quầy số 22)
Khi đến số thứ tự, người bệnh tới quầy số 22 để nộp giấy tờ và đăng ký khám.
Tại đây, người bệnh lấy phiếu in số thứ tự khám bệnh rồi đến đúng phòng khám theo chỉ dẫn.
Bước 3: Đến phòng khám bảo hiểm y tế (lầu 1 khu D – bàn I, K)
Người bệnh ngồi chờ đến số thứ tự của mình để vào khám bệnh. Tại đây, bác sĩ sẽ khám, tư vấn và có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm, nội soi, chụp X-quang, CT Scan…
Nếu có chỉ định làm thêm xét nghiệm, chụp, nội soi,… người bệnh đi đến các phòng xét nghiệm theo chỉ dẫn để thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bác sĩ. Sau đó, chờ lấy kết quả.
Mang kết quả trở lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ tiếp tục tư vấn, điều trị, kê đơn thuốc. Người bệnh nhận lại sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy hẹn tái khám của bác sĩ. Với các trường hợp được yêu cầu nhập viện, phải làm thủ tục nhập viện.
Bước 4: Quay lại quầy số 22
Tại đây, người bệnh nộp lại sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy hẹn tái khám mà bác sĩ vừa đưa. Sau đó hoàn chỉnh các giấy tờ, thủ tục tại đây (nếu có).
Sau khi nộp, người bệnh chờ gọi tên tại quầy số 24
Bước 5: Đến quầy số 24.
Khi được gọi tên đến quầy số 24, người bệnh thực hiện thanh toán tiền tại đây. Sau đó, nhận lại sổ khám bệnh, toa thuốc bác sĩ, thẻ BHYT và các giấy tờ khác.
Bước 6: Đến quầy số 20 nhận thuốc. Người bệnh cần kiểm tra thuốc (đúng thuốc, đủ số lượng) trước khi rời khỏi quầy.
Bệnh viện tai- mũi họng tphcm là cơ sở y tế công. Vì vậy, mức chi phí khám chữa bệnh đều tuân thủ theo quy định của Sở y tế.
Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện một số loại phẫu thuật, xét nghiệm. Dưới đây là bảng giá tham khảo:
Bảng giá phẫu thuật các căn bệnh về mũi có giá từ 7.000.000 trở lên
Bảng giá phẫu thuật dịch vụ bệnh tai mũi họng có giá từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng tùy theo tình trạng loại bệnh cũng như bệnh án của bệnh nhân.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm khám họng ở bệnh viện nào tốt, hoặc chữa xoang mũi ở đâu?,… Thì không cần phải phân vân bệnh viện tai mũi họng TpHCM có tốt không? Bởi đây là cơ sở y tế chuyên khoa đầu ngành về tai-mũi-họng.
Lượng bệnh nhân đổ về thăm khám tại đây rất đông, vì vậy bệnh viện thường xuyên phải đối mặt với tình trạng quá tải. Nếu bệnh viện không tốt thì người bệnh không đến đây thăm khám nhiều như vậy. Hầu hết, người bệnh đến khám tại đây đều cảm thấy hài lòng về cả đội ngũ bác sĩ, cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế.
Xem thêm:
Những cơ sở điều trị y tế khám và chữa bệnh đường hô hấp cho trẻ nhỏ
Tìm hiểu 4 bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng tại Sài Gòn
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám của người bệnh, bệnh viện tai mũi họng tphcm có triển khai nhiều dịch vụ khám bệnh. Phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi người. Do đó, người bệnh có thể tự lựa chọn gói khám bệnh phù hợp cho bản thân.
Chi phí khám bệnh tại đây đều được công khai rõ ràng, mức chi phí phù hợp với tất cả mọi người.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh bệnh viện tai mũi họng tphcm. Hi vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp ích được mọi người.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi