Hen suyễn là một bệnh viêm đường hô hấp gây ra bởi một loạt kích thích bất kì dẫn đến co thắt phế quản hồi phục hoàn toàn hoặc một phần, nếu lạm dụng thuốc cắt cơn hen sẽ gây ra những biến chứng khôn lường cho hệ hô hấp của chúng ta .
Cơn hen phế quản là một đợt ho, khò khè, khó thở hay đau tức ngực hoặc kết hợp các biểu hiện này, xuất hiện đột ngột hoặc xảy ra sau một yếu tố kích thích. Cơn hen phế quản thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gặp các yếu tố kích thích (các yếu tố khởi phát hen). Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn. Nhưng cơn hen phế quản nặng không xử trí kịp thời có thể gây tử vong.
Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi,…
Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi bệnh nhân hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh.
Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ, các triệu chứng nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân D.T.T.Y bị hen phế quản đã lâu, đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc. Tuy nhiên, sau một thời gian, chị tự động bỏ các loại thuốc dự phòng hen mà chỉ giữ lại lọ thuốc giãn phế quản dùng để cắt cơn, nghĩa là khi nào lên cơn khó thở thì chị xịt thuốc.
Và rồi những triệu chứng càng ngày nặng chị Y. xịt thuốc giãn phế quản phải tăng liều mới thấy hiệu quả và cơn hen ngày một dày lên.
Theo nghiên cứu tại (Bệnh viện Đại học Y), chị Y. cũng giống nhiều bệnh nhân khác, đang rơi vào tình trạng “cơn hen kiểm soát mình” do lạm dụng thuốc cắt cơn và điều trị không đúng. BS. cho biết thêm: Khi trực cấp cứu, gặp không ít các trường hợp hôn mê sau ngừng tim ở người bệnh xuất hiện cơn hen phế quản ác tính. Khai thác lại quá trình dùng thuốc, thì gia đình đều đưa ra những lọ thuốc xịt cắt cơn.
Hầu hết, không mấy ai trong số này dùng thuốc dự phòng hen đều đặn. Những trường hợp này xuất phát điểm ban đầu giống bệnh nhân Y, lạm dụng thuốc giãn phế quản để cắt cơn mà coi nhẹ điều trị dự phòng. Hậu quả liều thuốc giãn phế quản bị trơ dần cuối cùng lên cơn co thắt ác tính, rồi ngừng tim. Nhóm bệnh nhân này tiên lượng chết não rất cao.
Theo BS chuyên khoa tai - mũi - họng , để ngăn chặn nguy cơ cơn hen, bệnh nhân hen phải tuân thủ điều trị và dùng thuốc đúng cách. Bệnh hen xuất hiện theo cơn, không ai biết nó sẽ xuất hiện lúc nào. Vậy nên bệnh nhân hen cần phải dùng song song 2 loại thuốc là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng.
Thuốc cắt cơn hen có thể hiểu đơn giản là thuốc giảm triệu chứng khó thở, có tác dụng làm cơ trơn của khí quản giãn ra giúp không khí vào phổi dễ dàng. Nó tác dụng rất nhanh nên người bệnh sẽ đỡ khó thở ngay. Đó cũng là lý do khiến nhiều người lạm dụng nhóm này mà bỏ quên nhóm dự phòng hen.
Các hoạt chất giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng: salbutamol, fenoterol, terbutalin. Lưu ý thuốc không dùng hàng ngày, chỉ dùng khi lên cơn hen. Bệnh nhân hen cần ghi nhớ phải luôn mang thuốc này bên người, nhưng không được lạm dụng. Trong trường hợp có cơn hen phế quản nhiều lần trong 1 tuần, có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.
Thuốc dự phòng hen là thuốc dùng để giảm nguy cơ xuất hiện cơn co thắt khó thở. Thuốc được chỉ định dùng dài hạn, duy trì hàng ngày giúp dự phòng các triệu chứng hen. Nếu dùng đúng và thường xuyên theo chỉ định, thuốc sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai và số lần phải dùng thuốc cắt cơn sẽ giảm đi.
Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài, các kháng thụ thể leukotrien, theophylin, tiotropium... Trong đó 2 loại chính là corticosteroid dạng hít và các thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài.
Các hoạt chất corticosteroid hít thường được sử dụng: beclomethasone, budesonide, fluticasone. Các hoạt chất giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng: salmeterol, formoterol. Kháng thụ thể Leukotrien thường được sử dụng là montelukast.
- Các loại thuốc khác được sử dụng trong điều trị hen suyễn không phổ biến và trong những trường hợp cụ thể. Magnesium thường được sử dụng trong khoa cấp cứu, nhưng nó không được khuyến cáo trong việc điều trị bệnh hen mạn tính. Liệu pháp miễn dịch có thể được chỉ định khi các triệu chứng khởi pháp bởi dị ứng, được gợi ý trong bệnh sử và được khẳng định bằng các test dị ứng. Liệu pháp miễn dịch nói chung hiệu quả hơn ở trẻ em so với người lớn. Nếu các triệu chứng không giảm đáng kể sau 24 giờ thì ngừng điều trị. Nếu các triệu chứng được giảm bớt, nên tiếp tục điều trị ≥ 3 năm, mặc dù thời gian tối ưu không được biết.
- Các loại thuốc khác làm ức chế hệ miễn dịch đôi khi giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào corticosteroid đường uống liều cao, nhưng các thuốc này có nguy cơ độc tính đáng kể. Methotrexate liều thấp (5 đến 15 mg uống hoặc tiêm bắp một lần/tuần) có thể dẫn đến cải thiện vừa phải FEV1 và giảm vừa phải lượng corticosteroid uống hàng ngày. Vàng và cyclosporine cũng có hiệu quả vừa phải, nhưng có tính độc hại và cần giám sát giới hạn việc sử dụng chúng.
Các liệu pháp khác để điều trị bệnh hen mạn tính bao gồm lidocaine khí dung, heparin khí dung, colchicin, globulin miễn dịch liều cao. Bằng chứng hỗ trợ việc sử dụng bất kỳ liệu pháp nào trong những liệu pháp trên còn hạn chế và những lợi ích của chúng chưa được chứng minh, vì vậy hiện nay không có khuyến cáo nào cho việc sử dụng thường quy trên lâm sàng.
Lưu ý: Để điều trị hen hiệu quả cần có sự kết hợp của thuốc dự phòng hen và thuốc cắt cơn hen theo chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng. Bệnh nhân luôn luôn phải có đầy đủ các loại thuốc bổ trợ nhằm kiểm soát và điều trị cơn hen tránh các tình trạng xấu xảy ra đột ngột bất kì lúc nào !
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi