ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Nguyên nhân dẫn đến thở rít (stridor)

Ngày đăng : 15-06-2021 - Lượt xem : 2508

Thở rít (stridor) là trường hợp khi thở ra với cường độ cao, âm thanh nghe rõ ràng qua lồng ngực. Diễn biến lâu ngày dễ dẫn đến rối loạn chức năng hô hấp, gây tổn thương khí quản hoặc phổi.

MÔ TẢ

Thở rít là một âm lớn, gắt, âm thanh với cường độ cao. Nó được nghe tốt nhất qua đường hô hấp bên ngoài lồng ngực, và có thê trong thì hít vào, thở ra hoặc cả hai thì trong cùng thời gian.

NGUYÊN NHÂN

Bất kì hình thức tắc nghẽn đường hô hấp trên:

Phổ biến

•    Dị vật

•    Bệnh bạch hầu thanh quản

•    Abcès quanh amydam 

•    Sặc

Ít gặp

•    Mềm sụn thanh quản - thở rít mạn tính âm thấp, dạng thường gặp là thở rít vào thì hít vào ở trẻ sơ sinh

•    Hẹp dưới thanh môn - mạn tính, thường thở rít 2 thì

•    Rối loạn chức năng dây thanh âm -mạn tính, thường thở rít 2 thì

•    U máu (hemangioma) thanh quản

•    Nhuyễn khí quản và nhuyễn phế quản -thở rít thì thở ra

•    Viêm nắp thanh quản 

CƠ CHẾ CĂN BỆNH STRIDOR

Bất kì tắc nghẽn nào ở đường dẫn khí ngoài lồng ngực (trên thanh môn, thanh môn, dưới thanh môn và/hoặc khí quản) làm hẹp và rối loạn chuyên động dòng khí, sinh ra tiếng thở rít .

BẢNG 2.2 Kiểu thở rít và vị trí tắc nghẽn
Kiểu thở rít Vị trí tắc nghẽn
Thì hít vào Tổn thương thanh quản/trên thanh môn
Thì thở ra Tổn thương khí-phế quản–bên dưới đường dẫn vào lồng ngực
Cả hai thì Dưới thanh môn/thanh môn đến vòng sụn khí quản

Ở thì hít vào, áp lực âm trong đường dẫn khí càng thu hẹp vùng bị tắc nghẽn nhiều hơn nữa, làm cho triệu chứng thở rít trở nên rõ ràng hơn.

Đặc điểm của thở rít

Âm lượng (volume), cao độ (pitch) và giai đoạn (phase-thì) thở rít có thê hữu ích trong việc khoanh vùng vùng tắc nghẽn.

•    Âm lượng: thở rít được cho là kết quả của hẹp đường thở đáng kể nhưng thở rít đột ngột giảm âm lượng có thê báo hiệu đe doạ xẹp đường thở.

•    Cao độ

•    Thở rít âm bổng thường do tắc nghẽn ở mức thanh môn.

•    Thở rít âm trầm thường do các tổn thương nằm trên cao: trong mũi, mũi hầu và trên thanh môn

•    Cường độ trung thường tắc nghẽn tại nắp thanh môn hoặc bên dưới nó.

•    Giai đoạn (thì)

•    Hít vào - tắc nghẽn thường bên trên thanh môn.

•    Cả hai thì - tắc nghẽn cố định tại thanh môn hoặc dưới thanh môn xuống tới vòng sụn khí quản.

•    Thở ra - gợi ý xẹp đường dẫn khí ở thấp hơn, dưới đường dẫn vào lồng ngực.

Điều trị thở rít như thế nào

 Tùy từng chẩn đoán khác nhau sẽ được được cho toa thuốc và cách điều trị khác nhau.

o   Viêm tiểu phế quản:

  • Thông thoáng đường thở vùng mũi họng.
  • Thuốc dãn phế quản nếu đáp ứng
  • Bù nước đủ bằng đường uống và dinh dưỡng đầy đủ
  • Vật lý trị liệu lấy đàm nếu cần.
  • Kháng sinh chỉ được dùng khi bác sĩ thấy cần thiết.

o   Hen suyễn:

  • Phòng ngừa bằng các thuốc phù hợp với từng độ tuổi
  • Dùng thuốc cắt cơn khi cần
  • Bù nước và dinh dưỡng đầy đủ
  • Vật lý trị liệu lấy đàm nếu cần.
  • Kháng sinh khi bác sĩ thấy cần thiết.
  • Giáo dục về hen suyễn: tránh các yếu tố gây nặng bệnh và cách xử lý các cơn suyễn khi bé bị lên cơn.

o   Khò khè khởi phát sớm:

  • Điều trị triệu chứng khò khè là chính, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ cho các thuốc làm dãn phế quản, kháng viêm, long đàm, kháng sinh nếu cần.
  • Bù nước và dinh dưỡng đầy đủ.

o   Điều trị các nguyên nhân khác như:  trào ngược dạ dày thực quản, dị vật đường thở…

Cách phòng ngừa 

-         Hen suyễn:

o   Điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ vì hen suyễn có thể kiểm soát được và ngưng thuốc được.

o   Tránh các yếu tố làm nặng bệnh như những thức ăn làm bé dị ứng, các chất làm bé dị ứng như phấn hoa, mùi vị nồng hắc, hóa chất, khói thuốc lá…

o   Chích ngừa cúm hàng năm cho các bé. Và chích ngừa đầy đủ các bệnh khác.

-         Khò khè do nguyên nhân khác:

o   Việc vệ sinh chăm sóc mũi họng rất quan trọng: cần vệ sinh mũi họng và răng miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

o   Dinh dưỡng đầy đủ và vận động hợp lý.

o   Chích ngừa đầy đủ

o   Tránh xa khói thuốc lá và khu vực ô nhiễm.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người