Cổ họng có hạt đỏ là một trong những biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Nếu cổ họng xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng phức tạp có thể xảy ra.
Cổ họng có hạt đỏ chính là một bệnh lý thường xuất hiện khi người bệnh mắc các bệnh như viêm họng hạt, viêm Amidan hốc mủ, bệnh tay chân miệng, áp-xe thành họng, ung thư vòm họng,... Khiến người bệnh vô cùng khó chịu vì họng luôn ngứa rát, cộm. Tùy thể trạng mà có thể sốt nhẹ hoặc cao, kèm theo là các biểu hiện khác cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ, đau tai, nhức buốt lên đầu, khó nhai nuốt, đau rát cổ họng khi nói chuyện, nhiều đờm, ho khan, ho ra máu,...
Nguyên nhân gây ra cổ họng nổi hạt đỏ là virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vùng họng khi đang nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp nhưng không chữa trị kịp thời. Hoặc chữa không dứt, khiến bệnh tái phát nhiều lần, làm tổn thương đến các tế bào bảo vệ Lympho. Cùng với đó là một số nguyên nhân bên ngoài như môi trường độc hại, ô nhiễm, lối sống không lành mạnh,...
Thực tế, có rất nhiều người chủ quan với dấu hiệu mắc bệnh này. Họ cho rằng đây là dấu hiệu mắc bệnh viêm họng thông thường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, có nguy cơ dẫn tới ung thư vòm họng.
Để điều trị cổ họng có hạt đỏ chúng ta có thể áp dụng dùng thuốc Tây y, Đông y hay áp dụng bài thuốc dân gian tự nhiên. Lưu ý, tùy theo tình trạng, mức độ bệnh, cơ địa của mỗi người mà sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp.
Chữa họng nổi hạt theo Tây y sẽ chia làm 2 phương pháp: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, long đờm,… theo toa kê thuốc của bác sĩ.
Những loại thuốc này đều có tác dụng làm giảm triệu chứng gây bệnh nhanh chóng tuy nhiên lại không điều trị tận gốc từ các nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu sử dụng không theo sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh sẽ bị kháng thuốc, đаu dạ dàу, һạ һuуết áр, ảnh hưởng tới gan, thận,…
Nếu cổ họng người bệnh có hạt đỏ chuyển biến xấu, nặng hơn không thuyên giảm sau khi điều trị nội khoa. Bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ chỉ định can thiệp bằng ngoại khoa, với các phương pháp như: đốt laser hay đốt lạnh.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với các nốt hạt đỏ to khi bị viêm họng hạt thì hạt. Đối với những hạt nhỏ li ti, sẽ khó để xử lý và dễ khiến người bệnh tái phát lại các hạt đỏ. Hơn nữa, trong quá trình đốt cũng có thể xảy ra biến chứng như chảy máu trong rất nguy hiểm.
Các mẹo chữa họng nổi hạt đỏ bằng phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên như tỏi, mật ong hay lá tía tô cũng được ông bà ta áp dụng và truyền lại. Vì tính chất tự nhiên lành tính nên rất an toàn, phù hợp cho mọi đối tượng.
Tỏi giàu chất kháng sinh tự nhiên - Allicin, giúp sát khuẩn, nhanh chóng giải quyết dấu hiệu họng ngứa rát, sưng tấy. Sử dụng rượu tỏi hay ăn tỏi sống trực tiếp hàng ngày.
Uống 1 ly mật ong nóng vào mỗi buổi sáng giúp làm dịu các cơn đau rát cổ họng, sát khuẩn.
Bổ sung các món ăn có tía tô dùng hằng ngày hoặc phơi khô tía tô, tán thành bột mịn rồi pha với nước ấm uống hàng ngày.
Một số mẹo chữa cổ họng có hạt đỏ trên cũng chỉ là giải pháp tạm thời, đẩy lùi những triệu chứng khó chịu của bệnh nhưng không thực sự điều trị triệt để bệnh.
Theo Y học cổ truyền, cổ họng nổi hạt đỏ là do tỳ, phế hư, can hỏa phạm phế gây nên. Để áp dụng Đông y vào chữa trị họng nổi hạt đỏ cần tập trung vào các yếu tố:
Ngoài 3 phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng nên chú ý chăm sóc bản thân và chú ý một số vấn đề sau nhằm gia tăng hiệu quả điều trị:
Tình trạng cổ họng có hạt đỏ có nguy hiểm hay không, có phải là các căn bệnh viêm vòm họng, ung thư vòm họng hay không chỉ được trả lời chính xác khi bệnh nhân đến các phòng khám, bệnh viện để chẩn đoán. Khi được điều trị sớm sẽ có thể kiểm soát triệu chứng dễ dàng, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm hơn do bệnh lý tại đường hô hấp gây ra.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi