ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Phương pháp điều trị nước mũi vàng tại nhà

Ngày đăng : 31-03-2021 - Lượt xem : 1810

Nước mũi là một chất nhầy được tiết ra từ trong cơ quan của mũi do tích tụ nhiều . Tác dụng của chúng làm nhuận khang, bảo vệ niêm mạc mũi, diệt khuẩn và lọc không khí. Vì vậy nước mũi thường xuyên tiết ra không phải là dấu hiệu bệnh lý tuy nhiên nếu nước mũi có biểu hiện có màu vàng nhạt,  mùi hôi, mưng mủ ... thì bệnh nhân nên được bác sĩ chẩn đoán bệnh tình.

Tổng hợp các loại bệnh trạng nước mũi

1. Nước mũi trong có chất nhầy nhẹ

Dịch tiết trong suốt như nước lã, không màu, không mùi , thường gặp ở các bệnh nhân cảm mạo phong hàn, viêm mũi cấp và viêm mũi dị ứng.

2. Nước mũi màu vàng

Tắc ngẽn các thành vách ngăn mũi, viêm mũi lâu ngày, đều để lại biểu hiện này

Chứng này thường do túi dịch phù thũng ở ngách mũi bị rách, biểu hiện ra chứng khoang mũi chảy nước mũi vàng lúc có, lúc không.

3. Nước mũi mủ vàng

Viêm xoang mũi là một trong những triệu chứng của tình trạng viêm mũi nặng lâu ngày không điều trị dẫn đến tình trạng này, đặc điểm là nước mũi có màu vàng kèm theo mũ đặc, khi xỉ mũi ra thành từng cục lớn .

Gặp ở các bệnh ngoại cảm phong nhiệt, viêm mũi mạn tính, . Nước mũi mủ vàng không những tiết ra nhiều mà dính đặc không xỉ ra được.

4. Nước hoặc vẩy mũi màu vàng xanh

Đó là dấu hiệu bệnh viêm mũi teo đét. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ 20- 30 tuổi. Biểu hiện chủ yếu là: Mũi họng khô ráo, tuyến niêm dịch giảm phân tiết, chất phân tiết khó bài trừ (khó xỉ mũi), trong xoang mũi tích trữ chất tiết dạng mủ màu vàng xanh rất nhiều, hình thành các vấy mủ, gây ra tắc mũi, khứu giác giảm rõ rệt kèm theo đau đầu và chảy nước mũi.

Khi mũi nhiễm virus hay dị ứng, dịch viêm xuất tiết thường là nước trong. Sau đó, chảy nước mũi màu vàng đậm, chứng tỏ bạn bị viêm mũi xoang nhiễm vi trùng.

Với viêm mũi do virus hay dị ứng cấp, bệnh có thể tự giới hạn, có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên khi bệnh không tự hết và kèm theo nhiễm trùng, bạn nên đến các trung tâm y tế để được khám và điều trị tích cực hơn, tránh để bệnh kéo dài sẽ có thêm nhiều biến chứng. Khi bệnh qua giai đoạn cấp, bạn nên chuyển qua sử dụng thảo dược để ổn định bệnh hoàn toàn mà không ko sợ tác dụng phụ nguy hiểm

Nước mũi như thế nào là bình thường

  • Bên trong mũi của chúng ta lúc nào cũng đều có lượng nước mũi nhất định, chất nhầy này giúp lọc sạch, làm ấm, ẩm không khí; giúp cho mũi không bị khô bởi không khí khi hít vào bên trong, khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại bị giữ lại bên ngoài.
  • Ngoài ra ít ai biết, bên trong nước mũi còn bao gồm các kháng thể và chất xúc tác hòa tan các vi nấm giúp diệt các vi nấm, chất độc. Những thành phần này tạo nên chất dinh dưỡng và được dạ dày tiêu hóa, hấp thụ.
  • Bình thường, nước mũi thường là không màu, trong suốt, hơi dính. Nó có tác dụng làm nhuận khoang mũi, bảo vệ niêm mạc mũi, lọc không khí và diệt vi khuẩn. Cho nên có ít nước mũi không phải là bệnh. Nhưng nước mũi quá nhiều, màu và tính chất không bình thường thì đó là biểu hiện bệnh lý.

Nước mũi màu vàng là biểu hiện bệnh gì?

Bệnh lý nước mũi vàng thường diễn ra theo 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng, tùy theo mỗi cấp độ mà bác sĩ xử lý theo tình trạng.

  • Nước mũi mũi vàng đặc, tức là nước mũi chuyển sang dịch vàng kèm theo mùi tanh, hôi tức là mũi đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc.
  • Nếu dịch mũi vàng chỉ chảy ra ở một bên mũi, nhưng có mùi thối thì có thể bạn đã bị viêm xoang do răng, dị vật nằm trong mũi, ung thư mũi xoang… Khi này điều bạn cần làm đó là đến ngay cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị.
  • Một số trường hợp dịch mũi chảy ra có lẫn máu, đặc biệt là lờ lờ máu cá, đôi khi xì mũi ra cả những mảnh tổ chức hoại tử mùi hôi. Có thể đây là bệnh lý ác tính vùng mũi xoang. Hoặc nước mũi loãng, trong suốt, như nước trong. Thường thấy khi cảm cúmphong hàn hoặc viêm mũi cấp tính, viêm mũi do dị ứng. Khi quan sát sẽ thấy niêm mạc mũi trắng nhợt, phù, màu xám xanh.

Nước mũi màu vàng nguy hiểm thế nào?

  • Nước mũi màu vàng là do túi dịch phù thũng ở ngách mũi bị rách, biểu hiện ra chứng khoang mũi chảy nước mũi vàng lúc có, lúc không.
  • Còn nước mũi có mủ vàng, là do bạn đang mắc phải các bệnh ngoại cảm phong nhiệt, viêm mũi mạn tính, viêm xoang mũi.
  • Nước mũi mủ vàng không những tiết ra nhiều mà dính đặc không xỉ ra được, ngoài ra khi mũi nhiễm virus hay dị ứng, dịch viêm xuất tiết thường là nước trong.
  • Tình trạng sổ mũi vàng đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầungười mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Bệnh được chia thành 3 loại dựa theo thời gian các triệu chứng kéo dài, dưới 4 tuần là viêm xoang cấp, 4-12 tuần là bán cấp và sau 12 tuần là viêm xoang mãn tính.
  • Vì vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG NƯỚC MŨI VÀNG

 

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào các biểu hiện lâm sàng với mẫu xét nghiệm thư được. Bên cạnh đó bác sĩ xét nghiệm còn thực hiện một số phương pháp chuyên sâu khác như nội soi ống dẫn, chụp MRI, nuôi cấy dịch muỗi .... 

  • Nội soi mũi: Nhân viên y tế sẽ sử dụng một ống dẫn linh hoạt, đầu có gắn camera và ánh sáng sợi quang luồn qua mũi bệnh nhân. Từ hình ảnh truyền về máy tính giúp bác sĩ nhìn thấy bên trong xoang và đưa ra kết quả chẩn đoán. Nội soi mũi thường nội soi mũi trước và nội soi mũi sau.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp MRI và CT giúp xác định chính xác tình trạng viêm và tắc nghẽn ở hốc xoang. Biện pháp này được chỉ định thực hiện ở những vị trí xoang khó phát hiện khi dùng máy nội soi. Ngoài hai biện pháp chẩn đoán hình ảnh này ra, chụp X- quang (Hirtz và Blondeau) cũng giúp xác định bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường không cần thiết trừ khi nghi ngờ xuất hiện biến chứng.
  • Nuôi cấy dịch mũi: Phương pháp này không cần thiết trong việc chẩn đoán viêm xoang. Nhưng, trong trường hợp bệnh không đáp ứng điều trị và ngày càng phức tạp hơn, bác sĩ sẽ dùng mẫu dịch mũi đem nuôi cấy để xác định nguyên nhân gây bệnh là do nấm, vi khuẩn hoặc vi rút.
  • Xét nghiệm dị ứng: Giúp chẩn đoán yếu tố dị ứng gây bệnh.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NƯỚC MŨI VÀNG

Chữa viêm xoang bằng chọc hút và phẫu thuật 

  • Trong trường hợp thuốc không đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ chọc hút mủ và bơm thuốc để kiểm soát triệu chứng viêm. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được lựa chọn khi bệnh chuyển nặng và gây biến chứng. Bên cạnh đó, chỉ định phẫu thuật khi viêm xoang xuất hiện kèm các vấn đề sau:
  • Viêm xoang do dị vật trong xoang
  • Do có khối u lành tính hoặc ác tính trong xoang
  • Do thoái hóa dạng polyp
  • Viêm xoang mủ mạn tính đã chọc dò, dẫn lưu nhiều lần nhưng không khỏi
  • Một số phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh như:
  • Mổ vách ngăn trong trường hợp viêm xoang do dị hình vách ngăn
  • Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang
  • Mở lỗ thông xoang hàm ở ngách mũi dưới

 Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bác sĩ khám và rút ra kết luận bạn bị viêm xoang do vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn. Hãy nhớ uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được kê.
  • Thậm chí nếu bạn cảm thấy khá hơn rất nhanh chỉ sau 1-2 lần uống thuốc, hãy uống đủ liều như chỉ định của bác sĩ. Việc không uống kháng sinh đủ liều có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Ngoài ra, uống thuốc đủ liều cũng có lợi cho bạn vì rất có thể vi khuẩn vẫn còn trong xoang mũi.
  • Hãy cẩn thận vì có một số bác sĩ sẵn sàng kê thuốc kháng sinh cho bạn trước khi có kết quả xét nghiệm chính xác về nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm. Bạn nên hỏi bác sĩ về quy trình cần thực hiện để đảm bảo việc kê kháng sinh là phù hợp.
  • Nếu các dấu hiệu bệnh không giảm ngay cả sau khi bạn đã uống đủ liều thuốc được kê, hãy thông báo cho bác sĩ. Bạn có thể sẽ phải dùng một liều kháng sinh khác.
  • Thảo luận với bác sĩ về các xét nghiệm dị ứng hoặc các biện pháp phòng ngừa khác nếu bạn thường xuyên bị chảy nước mũi.

 Vệ sinh mũi sạch sẽ

  •  Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh muỗi thường xuyên nhất là trong lúc đang mắc bệnh. Nồng độ chất natri clorid (NaCl - muối ăn) có nồng độ 0,9% (9g NaCl trong 1 lít dung dịch nước tinh khiết) có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
  •  Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi để cải thiện tình trạng bệnh bằng cách nhỏ một vài giọt vào sâu bên trong mũi trong tư thế nằm ngưa.

Sử dụng phương pháp dân gian

  • Nếu khi bị sổ mũi, mà nước mũi rơi vào tình trạng đặc quánh làm bạn khó thở thì lúc này có thể dùng 1 lát gừng mỏng để nhai, nên thực hiện khoảng 3 – 4 lần trong ngày. Gừng có tác dụng là ngưng hoạt độngtình trạng chảy nước mũi nhanh chóng.
  • Nếu sổ mũi vàng đặc kèm theo ho có đờm, thì bạn có thể dùng gừng giã nát nấu với nước sôi và hòa vào một ít mật ong để uống. Trong mật ong có chất kháng viêm nên khi kết hợp với gừng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh sổ mũi.
  • Tuy nhiên, khi mắc phải tình trạng sổ mũi vàng đặc, người bệnh thường có cảm giác đau và khó chịu ở mũi. Thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra, vì không thể tránh khỏi bạn đang bị dị vật ở bên trong. Nếu để lâu sẽ gây viêm nhiễm rất nguy hiểm

Tăng cường độ ẩm cho không gian sống.

  • Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.
  • Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.
  • Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.
  • Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.
  • Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
  • Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.
  • Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người