ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Tai bị chảy mủ có sao không? Điều trị như thế nào?

Ngày đăng : 02-05-2024 - Lượt xem : 292

Tai chảy mủ không phải là một hiện tượng hiếm gặp, vì nó có thể xảy ra với mọi đối tượng. Vậy tai bị chảy mủ có sao không? Nhiều người cảm thấy lo lắng về việc tai chảy mủ có nguy hiểm không. Đây là một tình trạng cảnh báo về nhiễm trùng tại tai không thể xem nhẹ, vì nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và thính lực.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

Tai bị chảy mủ là gì?

Chảy mủ tai là một hiện tượng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những người mắc bệnh viêm nhiễm tai. Dịch chảy từ ống tai có thể nhẹ nhàng như nước hoặc có màu vàng như mủ, đôi khi còn kèm theo máu.

Một trường hợp viêm cấp tính gây chảy mủ tai thường tự khỏi mà không gây ra vấn đề nào, nhưng nếu chảy mủ tai kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, là dấu hiệu của một trạng thái viêm sâu hơn, trở nên mãn tính và gây tổn thương đến chức năng nghe, dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, những người bị chảy mủ tai không nên chủ quan mà cần được thăm khám và chăm sóc đúng cách.

Tai bị chảy mủ có sao không?

Tai chảy mủ thường liên quan đến sự phát triển của vi khuẩn và là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý về tai. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

Chấn thương tai

Nếu tai gặp chấn thương nghiêm trọng như bị trầy xước, vỡ rách da ống tai hoặc gãy xương và đặc biệt là nếu có rò dịch não tủy qua tai, thì điều này rất nguy hiểm. Phụ thuộc vào mức độ của chấn thương, người bệnh có thể trải qua tình trạng chảy máu, dịch hoặc mủ từ tai. Đặc biệt, khi chấn thương gây ra nhiễm trùng và lây lan lên sọ, thì tính mạng sẽ đứng trước nguy cơ đe dọa.

Tai giữa bị nhiễm trùng

Viêm tai giữa là một loại nhiễm trùng ở vùng tai giữa. Bệnh thường bắt nguồn từ vi khuẩn hoặc virus từ mũi họng thông qua ống nhĩ để tiếp tục lên tới tai. Vì các phần này liên kết với nhau, nên mỗi khi chúng ta gặp viêm mũi, cảm lạnh hoặc viêm họng, tai cũng có thể bị ảnh hưởng, thể hiện qua các triệu chứng như nghe kém, đau tai hoặc tiếng ồn ù tai.

Khi nhiễm trùng lan đến vùng tai giữa và dịch mủ tích tụ, màng nhĩ có thể bị viêm và căng ra, dẫn đến nguy cơ về việc rách hoặc thủng màng nhĩ. Nếu viêm lan đến xương chũm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai ngoài

Đây là một tình trạng viêm da ở ống tai ngoài, thường do vi nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập và phá vỡ hàng rào bảo vệ của ống tai. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước như những người thích đi bơi.

Ngoài ra, việc tích tụ ráy tai trong thời gian dài hoặc làm sạch tai quá sạch, dẫn đến loại bỏ hết ráy tai, cũng có thể góp phần vào việc gây ra bệnh này. Sự hiện diện và hoạt động của các tác nhân gây hại này có thể gây ra sự nhiễm trùng và dịch mủ trong ống tai.

Các trường hợp khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến đã đề cập ở trên, tai chảy mủ cũng có thể được gây ra bởi sự mắc kẹt của vật thể trong tai như côn trùng, thức ăn hoặc bông gòn. Mức độ nguy hiểm của việc tai chảy mủ tùy thuộc vào mức độ xâm nhập và loại vật thể bị kẹt trong tai và điều này có thể khác nhau đối với từng người.

Điều trị tai bị chảy mủ

Thay vì thắc mắc tai bị chảy mủ có sao không, người bệnh nên nhanh chóng điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Nếu đang ở miền nam, bạn hãy đến khoa tai mũi họng của Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu để chữa trị.

Phòng khám được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại nên hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh diễn ra nhanh chóng và an toàn. Các chuyên gia của Phòng khám giàu kinh nghiệm sẽ chẩn đoán chính xác và đưa ra các liệu pháp điều trị tai bị chảy mủ phù hợp với từng bệnh nhân:

Thuốc kháng sinh

Việc sử dụng liệu pháp kháng sinh chỉ nên được áp dụng khi các chuyên gia xác định rằng viêm tai hiện tại là do vi khuẩn gây ra. Đa số trường hợp viêm tai giữa thường bắt nguồn từ nhiễm virus từ đường hô hấp trên. Các triệu chứng thông thường như cảm lạnh này thường tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu không có sự cải thiện và triệu chứng trở nên nặng hơn, có thể cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm vi khuẩn, được biểu hiện bởi dịch mũi đục, vàng hoặc xanh. Trong trường hợp viêm tai giữa do vi khuẩn gây ra, có thể dẫn đến sự tích tụ mủ và làm thủng màng nhĩ để mủ chảy ra ngoài.

Lúc này việc sử dụng kháng sinh điều trị thường được chuyên gia chỉ định. Kháng sinh có thể được sử dụng qua đường uống hoặc bằng cách nhỏ trực tiếp vào tai bị viêm nhiễm, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà chuyên gia sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

Nhưng đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi được chẩn đoán có chảy mủ tai do viêm tai giữa cấp tính, việc sử dụng kháng sinh nên được xem xét để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Cả trẻ em dưới 6 tháng tuổi và trẻ lớn hơn đều có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm triệu chứng sốt và đau khi mắc viêm tai. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh sử dụng aspirin cho trẻ em vì có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng ảnh hưởng xấu đến gan và não, đặc biệt ở trẻ em.

Thủ thuật dẫn lưu mũ và dịch

Khi tai giữa bị viêm, thường xuất hiện dịch hoặc mủ. Nếu cơ thể có hệ miễn dịch mạnh mẽ và điều trị được thực hiện kịp thời và hiệu quả, bệnh thường sẽ thuyên giảm, tai sẽ trở nên thông thoáng bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch yếu hoặc không điều trị đúng cách, dịch có thể tích tụ và tồn tại lâu dài, gây tổn thương cho cơ quan truyền âm thanh.

Khi màng nhĩ “tự vỡ” để giải phóng dịch, thường để lại một lỗ thủng tròn. Lỗ này có thể tự lành hoặc không. Trong giai đoạn sớm, khi màng nhĩ chưa thủng hoặc đã thủng nhưng chưa đủ rộng để dẫn lưu dịch mủ, chuyên gia có thể thực hiện thủ thuật rạch màng nhĩ một cách cẩn thận, tạo ra một lối dẫn lưu để dễ dàng hơn.

Dựa vào đánh giá và theo dõi, chuyên gia có thể đề xuất đặt một "cái cống" để giữ cho lỗ thủng đủ rộng trong một khoảng thời gian, ngăn chặn việc lỗ thủng bị co lại tự nhiên, giúp dịch được dẫn lưu triệt để và phục hồi cho tai. Khi mục tiêu điều trị được đạt được, "cái cống" sẽ được loại bỏ và màng nhĩ sẽ tự phục hồi.

Qua những thông tin chia sẻ trên, hy vọng giúp bạn hiểu rõ và đầy đủ hơn về vấn đề tai bị chảy mủ có sao không và điều trị hiệu quả. Nếu có thắc mắc khác liên quan đến tai mũi họng, bạn hãy bấm vào bảng chat bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người