Đờm là một chất dịch của cơ thể tiết trong cổ họng, mũi khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Đờm đọng trong cổ họng quá nhiều sẽ khiến ta vô cùng khó chịu. Hơn nữa, nếu để lâu sẽ phát triển tới các giai đoạn nguy hiểm hơn, có thể gây khản giọng, mất tiếng... Để điều trị tình trạng này có rất nhiều cách. Trong đó, sử dụng thuốc tiêu đờm tây dược được sử dụng khá phổ biến.
Đờm xuất hiện ở khoang mũi, họng với dạng chất nhầy, mủ thường có các màu đặc trưng như vàng, xanh, trắng. Đờm xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể bị vi khuẩn, virus bên ngoài tấn công. Tình trạng đờm thường xuất hiện đi kèm với các bệnh như cảm lạnh, ho, cúm...
Sự tích tụ của đờm ở cổ họng khiến đường thở bị kích ứng tạo gây nên phản xạ ho. Có những trường hợp đờm quá nhiều, đặc quánh gây tắc nghẽn đường hô hấp, khó thở, buồn nôn…
Tình trạng này hoàn toàn có thể xử lý với các mẹo dân gian và thuốc đặc trị. Để cải thiện tình trạng đờm nhiều ở cổ họng nhanh chóng, hãy tham khảo một số loại thuốc tiêu đờm tây dược được tham khảo từ các bác sĩ dưới đây.
1. Exomuc
- Thành phần chính: Acetylcysteine
- Tác dụng: Acetylcysteine giúp ức chế tiết dịch nhầy ở vòm họng, cải thiện các triệu chứng ho có đờm, ho do cảm lạnh, cảm cúm. Đây là thuốc được chỉ định để giảm nghẹt mũi, khó thở.
- Liều dùng: theo chỉ định của bác sĩ. Thường sẽ uống 1 gói/ lầnvà uống 3 lần/ngày
- Giá bán tham khảo: Hiện nay, trên thị trường, thuốc Acemuc 200mg có giá bán khoảng 120.000 – 135.000 một hộp 30 gói
2. Eprazinon là thuốc tiêu đờm cho người lớn:
- Thành phần: Ethanol 96%, Lactose, Titan dioxyd cùng các tá dược khác.
- Tác dụng: Eprazinon được điều chế dưới dạng viên nang mềm hoặc viên nén bao phim, có tác dụng làm loãng dịch tiết, đàm nhầy ứ nghẹn ở phế quản.
- Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên, uống trước bữa ăn.
- Giá tham khảo: Khoảng 30.000 đồng/hộp.
3. Thuốc tiêu đờm Bromhexine:
- Thành phần: Bromhexin 8mg, Lactose, Tinh bột mì, Microcrystallin cellulose PH 101...
- Tác dụng: Làm loãng và đánh tan chất nhầy bám dính ở đường hô hấp, làm chất nhày dễ dàng bị bài xuất ra ngoài thông qua phản xạ khạc, ho. Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.
- Liều dùng: Mỗi lần uống 8 – 16mg x 2 lần/ngày
- Giá bán tham khảo: Khoảng 18.000 đồng/ hộp.
* Lưu ý khi dùng thuốc tiêu đờm:
Thuốc tiêu đờm tây dược có tác dụng rất nhanh chóng, có thể cải thiện tình trạng khoảng 2 ngày sau khi dùng thuốc. Tuy vậy, các loại thuốc này cũng có rất nhiều tác dụng phụ như gây buồn nôn, nổi mề đay, đau đầu, buồn ngủ, chảy nhiều nước mũi… Do vậy, tốt nhất bạn nên tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ về liều lượng, thời điểm uống và thời gian điều trị.
Không chỉ tây dược mới đạt hiệu quả cao trong điều trị ho, thông đờm, rất nhiều bài thuốc Đông y cũng đạt hiệu quả, an toàn trong việc điều trị các bệnh đường hô hấp dễ gặp. Có thể kể một số vị thuốc tiêu biểu sau:
1. Lá bán hạ
- Nguyên liệu chuẩn bị: 6g quả phật phủ khô, 6g lá bán hạ
- Cách dùng: Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho các nguyên liệu cùng 500ml nước đun đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp. Có thể thêm đường phèn hoặc mật ong cho dễ uống. Thuốc có tác dụng tiêu đờm, giảm ho rất nhanh, đặc biệt được dùng để điều trị cho người bị viêm phế quản mãn tính.
2. Tía tô
Lá tía tô là một loại thuốc được dùng để chữa rất nhiều bệnh, trong đó tác dụng trị ho, cảm được biết tới nhiều nhất. Công dụng của tía tô sẽ đạt hiệu quả cao khi kết hợp cùng một số vị thuốc sau đây.
- Nguyên liệu: bạch dược, tía tô và hạnh nhân mỗi vị 9g.
- Cách dùng thuốc: Chuẩn bị nguyên liệu và phơi khô. Sau đó cho vào ấm sắc như làm với phật phủ. Mỗi ngày sắc uống 1 thang chia làm 2 lần, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.
3. Hạnh nhân
- Nguyên liệu: Hạnh nhân, bạch dược, dạ ngưu bàng mỗi vị 9g; bạch giới tử, hổ tu mỗi vị 12g.
- Cách dùng thuốc: Sắc kỹ gạn lấy nước uống làm 3 lần trong ngày để tiêu đờm trong các trường hợp bị cảm lạnh, cúm, ho.
Trên đây là một số loại thuốc tiêu đờm cho người lớn thường được bác sĩ sử dụng kê đơn. Các phương thuốc chỉ mang tính tham khảo, không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của chuyên viên y tế. Khi có các triệu chứng bất thường về đường hô hấp, hãy nhanh chóng đến bệnh viện tai mũi họng để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Thông tin thêm:
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi