ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

TÌM HIỂU ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG KHI GÂY MÊ BỆNH NHÂN

Ngày đăng : 19-05-2021 - Lượt xem : 967

Phương pháp đặt ống nội khí quản gây mê giúp bệnh nhân có đủ dưỡng khí cho toàn bộ các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể vì khi phẫu thuật trong thời gian dài bệnh nhân sẽ dần dần hụt dưỡng khí dẫn đến các cơ quan nội tạng tổn thương.

TÌM HIỂU QUY TRÌNH ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG GÂY MÊ

1. CHỈ ĐỊNH

- Bệnh nhân suy hô hấp nặng.

- Tạo thuận lợi cho việc ấn ngực và bóp bóng

- Cải thiện hiệu quả không khí khi bóp bóng

- Bảo vệ đường thở ở bệnh nhân hôn mê hoặc liệt hô hấp.

- Hút rửa phế quản qua ống nội khí quản.

- Hỗ trợ hô hấp bằng bóng Ambu hay thông khí nhân tạo

- Đặc biệt đối tượng nghi ngờ thoát vị hoành

2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Sai khớp hàm

- U vòm họng

- Vỡ xương hàm

- Phẫu thuật vùng hàm họng

3. CHUẨN BỊ

3.1     Cán bộ chuyên khoa

-         Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức có kinh nghiệm làm nhiều lần thủ thuật này.

3.2     Dụng cụ chuyên khoa

-         Ống nội khí quản có bóng chèn ở người lớn kích thước phù hợp với từng đối tượng 

-         Đèn đặt nội khí quản, đèn soi

-         Bóng Ambu

-         Máy hút đờm

-         Ống nghe, máy đo huyết áp

-         Monitor theo dõi nhịp tim, SPO2, HA.

-         Thuốc gây tê tại chỗ, thuốc gây mê, oxy.

- Dụng cụ hồi sức.

3.3     Người bệnh

-         Tư thế nằm ngửa, đầu cổ thân mình thẳng trục, gối kê dưới vai ưỡn cổ tối đa. 

- Cung cấp oxy lưu lượng tự do.

4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

4.1.     Phương pháp

-         Gây tê tại chỗ: xịt xylocain 4% vào lưỡi, họng, thanh môn.

- Cố định đầu bệnh nhân ở tư thế trung gian " ngửi hoa "

-         Gây mê: dùng phối hợp hoặc riêng rẽ

+ Midazolam 0,3 mg/kg tiêm tĩnh mạch

+ Fentanyl 1-1,5 µg/kg tiêm tĩnh mạch

4.2.     Kĩ thuật

-         Thầy thuốc đội mũ, khẩu trang, mặc áo vô khuẩn, rửa tay đeo găng vô khuẩn.

-         Tay trái cầm đèn soi thanh quản rồi đưa vào bên phải lưỡi và chuyển vào đường giữa.

-         Đưa dần lưỡi đèn xuống dưới để tìm nắp thanh môn.

- Hút phân su qua ống NKQ nếu có

-         Dùng lưỡi đèn đẩy nắp thanh môn lên trên để bọc lộ hai dây thanh âm.

-         Tay phải cầm ống nội khí quản đẩy vào giữa hai dây thanh âm sao cho bóng chèn chui vào trong khí quản, hơi thở của bệnh nhân sẽ phụt qua đầu ống nội khí quản. Dùng bóng Ambu bóp bóng qua nội khí quản kiểm tra xem thông khí đã đều hai bên phổi chưa, bơm cuff cố định ống. Nếu đặt ống thất bại, nên xem lại tư thế bệnh nhân, mỗi lần đặt lại ống không kéo dài quá 20 giây.

IV. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN

1.     Theo dõi

-         Kiểm tra vị trí ống nội khí quản bằng chụp X-quang phổi. Đầu ống phải ở giữa hai đầu trong xương đòn, khoảng 1/3 giữa khí quản.

-         Điện tim

-         Làm xét nghiệm khí máu động mạch.

2.     Xử lý

-         Ngừng tim đột ngột do co thắt thanh môn quá mạnh, do phản xạ: phải cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay.

-         Chảy máu do chấn thương họng, nắp thanh môn.

-         Phù nề nắp thanh môn và hai dây thanh âm.

-         Nhiễm khuẩn phổi sau 24 giờ: dùng kháng sinh.

Gây mê nội khí quản là một kỹ thuật có độ khó rất cao, nhất là trong phẫu thuật dài sức vì vậy cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa hồi sức gây mê đồng thời là ở bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị vật tư y tế để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người