ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Tổng quan các bộ phận thuộc đường hô hấp trên

Ngày đăng : 19-06-2021 - Lượt xem : 1625

Trong cơ thể con người bộ phận hô hấp chia ra 2 khu vực thuộc đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, mỗi khu vực chứa các tạng giúp đảm nhận các vai trò khác nhau. Vì vậy cùng tìm hiểu qua các chức năng chính và số lượng tạng thuộc đường hô hấp trên nhé !

1. Tìm hiểu những tạng nào thuộc đường hô hấp trên

Hệ hô hấp của con người được tính từ mũi đến các phế nang trong phổi. Những bộ phận như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản được tính là đường hô hấp trên.

▶ Chức năng chính của đường hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Còn bộ phận đường hô hấp dưới làm nhiệm vụ thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

▶ Đường hô hấp trên là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí. Chính vì vậy đây là bộ phận phải “chịu đựng” mọi điều kiện của môi trường bên ngoài như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc… Vì thế, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp trên chiếm phần lớn hơn so với các bệnh về hô hấp khác.

▶ Một trong những bệnh thường gặp hàng năm và tái diễn nhiều lần là viêm đường hô hấp trên. Mặc dù bệnh có khả năng “tự khỏi” nhưng sẽ luôn dẫn đến những phiền toái và gây ra thiệt hại cho người bệnh.

▶ Các bệnh về đường hô hấp trên thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ vì sức đề kháng còn non nớt nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của môi trường bên ngoài.

2. Các bệnh thường gặp khi bị viêm đường hô hấp trên

 Đó là: Cảm lạnh thông thường, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản.

▶ Các bệnh đường hô hấp trên thường phổ biến hơn vào mùa thu và đông. Nhìn chung, những bệnh về đường hô hấp trên thường lành tính, tạm thời. Tuy nhiên viêm thanh quản có thể là bệnh nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

Lưu ý: Cúm không phải là một bệnh về đường hô hấp trên vì nó là một bệnh hệ thống.

3. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên

Hiện nay các căn bệnh về viêm đường hô hấp trên thường được xác định qua các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

Nguyên nhân:

  • Người bệnh bị nhiễm các loại virus liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm…Nhóm virus gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.
  • Viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau: dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá).

Triệu chứng:

  • Đối với trẻ sơ sinh: triệu chứng điển hình là sốt nhẹ (khoảng 38,5 độ C), ho, chảy nước mũi, khò khè quấy khóc, bỏ bú….
  • Đối với trẻ lớn: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi….
  • Đối với người lớn: hắt hơi liên tục, khàn tiếng đến tắt tiếng vì dây thanh âm bị phù nề, viêm nhiễm.

Mặc dù các bệnh ở đường hô hấp trên ở mức độ lâm sàng trung bình nhưng lại là loại bệnh phổ biến và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Với trẻ nhỏ, bệnh có thể gây ra nhiều biến thể nghiêm trọng.

4. Những phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh về đường hô hấp trên

Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp trên, chúng ta cần:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người có mầm bệnh
  • Luôn vệ sinh tay bằng xà phòng để loại trừ virus xâm nhập
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, ở nơi có mầm bệnh
  • Tránh những nơi có nhiệt độ cao
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

➔ Hiện nay, bệnh viêm đường hô hấp trên đã có nhiều phương pháp điều trị. Nhưng bệnh chủ yếu là do virus gây ra nên các phương pháp đều là những phương pháp điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên.

➔ Nhiễm virus thông thường chỉ cần điều trị triệu chứng. Viêm họng do streptococcus và viêm thanh quản do Haemophilus influenzae gây ra được điều trị bằng kháng sinh. Vắc-xin loại Haemophilus influenzae có sẵn trên thị trường và hiện là một thành phần cơ bản của chương trình chủng ngừa hàng năm.

➔ Một số thuốc thường được sử dụng là: thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhằm ngăn chặn sốt quá cao và tai biến co giật do sốt cao. Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc kháng histamin nhằm ngăn chặn giải phóng quá nhiều chất trung gian hóa học gây viêm do cơ chế phản ứng đôi khi là quá mức. Khi sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người