ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Top 3 mẹo chữa đờm ở trẻ sơ sinh

Ngày đăng : 23-11-2021 - Lượt xem : 1114

Vấn đề thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh đó là đờm, gây khó thở, ăn uống kém và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các mẹ một số cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả.

Trẻ sơ sinh bị đờm là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị đờm là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị đờm có thể là tín hiệu cảnh báo trẻ một số bệnh viêm đường hô hấp. Cụ thể như sau:

+ Viêm phế quản: Bệnh này gây nên những cơn ho đờm, thở khò khè, khó thở và mệt mỏi

+ Hen phế quản: Khi bị hen phế quản, trẻ sẽ bị ho đờm dai dẳng. Cơn ho sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Bên cạnh đó, nếu theo dõi kĩ, mẹ có thể nghe thấy tiếng thở rít phát ra từ ngực trẻ.

+ Trào ngược dạ dày: Đây là bệnh lý xuất phát khi thức ăn không được tiêu hóa hết. Khi trẻ nằm, thức ăn và dịch vị dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản gây ho. Bên cạnh đó, trẻ sẽ còn xuất hiện triệu chứng nôn mửa.

Tổng hợp các chữa đờm cho trẻ sở sinh

Trường hợp trẻ bị đờm, thuốc kháng sinh không phải giải pháp phù hợp. Thay vào đó, bố mẹ hãy áp dụng một số cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh dưới đây:

Hút mũi cho bé – đơn giản mà hiệu quả

Khi xuất hiện đờm trong khoang mũi, người lớn chúng ta có thể chủ động “tống” ra ngoài bằng cách “hỉ mũi”. Nhưng trẻ nhỏ, chúng cần sự trợ giúp của phụ huynh để thực hiện điều đó! 

Hút mũi cho bé là một công việc không dễ, vì vậy mẹ cần đến sự trợ giúp của một số dụng cụ. Chẳng hạn như: dung dịch nước muối, bình hút mũi và miếng khăn mềm.

Hút mũi cho bé – đơn giản mà hiệu quả

Trẻ khi bị hút mũi sẽ thấy khó chịu nên thường la hét, quấy khóc. Mẹ hãy hiểu cho bé, đừng quát mắng. Thay vào đó hãy bình tĩnh xử lý vấn đề, nói chuyện với bé nhẹ nhàng và thực hiện từng bước sau:

+ Dùng nước muối sinh lý nhỏ đều vào 2 bên mũi bé. Thực hiện bước này trước khi hút mũi sẽ làm dịch nhầy được làm loãng giúp dễ tống ra ngoài hơn

+ Dụng cụ hút mũi sau khi được khử trùng sạch sẽ, mẹ đặt ống vào 1 bên mũi của trẻ. Đồng thời tay bóp bầu ống

+ Sau đó từ từ thả tay ra để tạo lực, hút đờm ra ngoài
+ Khi vệ sinh xong 1 bên mũi, mẹ hãy cọ rửa dụng cụ thật sạch trước khi thực hiện cho bên còn lại

+ Dùng khăn mềm thấm nước ấm rồi lau mũi cho bé thật sạch

+ Thực hiện hút mũi cho bé 1-2 lần/ngày

Xông tinh dầu giảm tắc nghẽn

Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu là giải pháp tiếp theo chúng tôi muốn gợi ý cho các bậc phụ huynh. Trong trường hợp trẻ bị đờm nhiều trong mũi và họng, người ta thường dùng dầu tràm để giảm tắc nghẽn.

Hương thơm dịu nhẹ từ tinh dầu tràm sẽ giúp “làm sạch” không khí trong phòng, mang lại cảm giác thoải mái. Đồng thời, nó cũng mang đến tác động tích cực trong việc làm tiêu đờm, giúp trẻ hít thở dễ dàng.

Xông tinh dầu giảm tắc nghẽn

Mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào máy tạo độ ẩm để khuếch tán hương thơm quanh phòng ngủ của bé. Hoặc cho vào nước ấm dùng để tắm cho bé cũng là cách chữa đờm hiệu quả và an toàn.

Vỗ long đờm – tống đờm ra ngoài nhanh nhất

Đây là một phương pháp sử dụng lực từ cổ tay vỗ vào phần lưng của trẻ. Từ đó tạo lực đẩy “tống xuất” đờm ra khỏi họng. Vỗ long đờm cần được thực hiện đúng kỹ thuật, bởi chỉ một sai lầm nhỏ cũng sẽ gây tổn thương đến với trẻ. Bởi vậy, nếu bố mẹ chưa tự tin, hãy nhờ đến sự trợ giúp từ chuyên gia.

Vỗ long đờm – tống đờm ra ngoài nhanh nhất

Các bước tiến hành vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:

+ Trước khi thực hiện vỗ long đờm, mẹ có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối để giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

+ Đặt bé nằm ở tư thế úp người, đầu dốc xuống hoặc nằm nghiêng một bên đều được

+ Tay mẹ khum lại, vỗ vào vùng lưng của bé

+ Lực tác động nhẹ nhàng, di chuyển từ trên xuống dưới 

+ Mỗi lần vỗ long đờm chỉ nên thực hiện trong vòng 15 phút

Lưu ý: Tránh vỗ long đờm cho bé khi vừa mới ăn no.

Lưu ý khi thực hiện chữa đờm cho trẻ sơ sinh

Khi áp dụng cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

Những mẹo trên chỉ áp dụng cho trường hợp trẻ bị đờm ít ngày. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và nhận được giải pháp điều trị kịp thời

Trong quá trình thực hiện, phụ huynh cần theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng ngay, đưa trẻ đến bệnh viện khi nghiêm trọng

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường đề kháng, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn

Phụ huynh đã nắm vững cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh chưa? Hy vọng thông tin này sẽ giúp bố mẹ trang bị kiến thức cần thiết trong chăm sóc sức khỏe của bé yêu. Ngoài ra nếu phụ huynh không an tâm hãy đến các trung tâm y tế, bệnh viện tai mũi họng để được bác sĩ tư vấn

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

Thông tin thêm:

+ Mách bạn 5 mẹo trị đàm vướng cổ họng hay nhất

+ Thắc mắc khàn tiếng uống gì hết và lời giải đáp

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người