ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

[TPHCM] Top 5 loại lá trị ho hiệu quả nhất

Ngày đăng : 29-07-2021 - Lượt xem : 1007

Từ xa xưa, dân gian ta đã có rất nhiều loại cây thuốc nam trị ho hiệu quả. Thuốc nam được lưu truyền lâu đời và rất phổ biến bởi nó dễ tìm, lành tính, có khả năng điều trị tận gốc mầm bệnh. Dùng thuốc nam trị ho là sự lựa chọn hàng đầu của người Việt, hãy cùng Bệnh viện Hoàn Cầu chúng tôi tìm hiểu về các loại lá trị ho qua bài viết sau.

trị ho bằng lá cây thuốc nam

5 loại lá trị ho từ những thuốc nam

Lá trị ho được dân gian và các tài liệu Y học cổ truyền nghiên cứu tìm ra đạt yêu cầu đưa vào sử dụng. Đó là những tài liệu quý về dược liệu giúp trị bệnh hiệu quả và ít tốn kém nhất. Dưới đây là 13 loại lá trị ho phổ biến cho người lớn và trẻ nhỏ có thể áp dụng tại nhà.

Lá hẹ trị ho

Theo Đông y, lá hẹ là loại lá tính ôn, có vị chua, hơi cay, rất lành tính. Có tác dụng tiêu đờm, trị ho rất hiệu quả. 

+ Cách dùng: 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc. Cho thêm mật ong hoặc đường phèn vào hấp đến nhừ là có thể sử dụng.

+ Liều dùng: dùng 3 - 4 lần một ngày, mỗi lần nuốt từ từ 2 hoặc 3 thìa cafe sẽ giúp giảm ho. Sử dụng liên tục trong vòng 5 đến 7 ngày để khỏi hoàn toàn.

Lá hẹ trị ho, viêm họng rất tốt. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì hệ tiêu hóa còn non nớt. Nên hãy hấp lá hẹ với đường phèn cho bé uống.

lá hẹ trị ho

Lá trị ho kinh giới

Cách dung: đun nước lên để uống như trà hàng ngày hoặc kết hợp với một vài loại dược liệu khác. Cụ thể :

+ Cách 1: Lấy lá kinh giới rửa sạch, đun sôi 5 phút rồi tắt bếp. Uống lúc ấm là tốt nhất. Có thể thêm mật ong để dễ uống và tăng hiệu quả trị ho.

+ Cách 2: Cây kinh giới rửa sạch, để ráo nước, cho vào cối giã nhỏ hoặc xay nhuyễn, cuối cùng lấy nước cốt để uống.

+ Cách 3: Đem hoa kinh giới phơi khô, tán nhỏ, cất vào lọ dùng dần, mỗi lần pha khoảng 4 đến 6gr với nước ấm. Dùng thay trà hằng ngày.

+ Cách 4: Kết hợp với các loại lá trị ho khác: lá diếp cá, rau má, cỏ mần trầu, lá rẻ quạt, mỗi loại 1 nắm. Rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 800ml nước, đun, để nguội bớt rồi uống.

Bài thuốc này giúp trị ho ra máu rất hiệu quả.

lá cây kinh giới

Lá lược vàng

Cách thực hiện:

  • Chọn lá lược vàng tươi, không bị bệnh, rửa sạch bằng nước muối, vò nát rồi nhai nuốt phần nước, bỏ bã.
  • Có thể giã nát, lọc lấy nước uống. Dùng 3 lần trước bữa ăn trong 3 - 4 ngày để đạt kết quả tốt nhất.

trị ho bằng lá kinh giới

Trị ho bằng húng chanh (lá tần dày)

Loại cây này được mô tả là có tính ấm, vị cay, mùi thơm đặc trưng.

Thành phần hóa học bao gồm một số chất như carvacrol, eugenol, salicylat… có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm ho, tiêu đờm.

Một số bài thuốc từ lá húng chanh trị ho:

+ Trị ho có đờm:  1 nắm lá húng chanh, 2 quả quất xanh, xay nhuyễn, cho thêm đường phèn rồi đem hấp cách thủy chừng 20 phút. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Đơn giản hơn là rửa sạch lá, giã nát, pha thêm 1 chút nước ấm để uống.

+ Trị ho do cảm sốt: 1 nắm lá húng chanh, cam thảo đất, tía tô, 1 củ gừng tươi. Rửa sạch, đổ nước ngập nguyên liệu, đun đến khi còn ⅔ thì chắt lấy nước. Uống khi còn ấm.

+ Trị ho do cảm cúm, nhức đầu: Lấy 5 đến 7 lá húng chanh tươi, 1 củ gừng. Cắt nhỏ, bỏ vào nồi nước, đun sôi mang ra xông trong khoảng 20 phút cho toát mồ hôi. Mỗi ngày xông 1 lần.

+ Chữa ho do cảm lạnh, đắng miệng: 15gr húng chanh, 5gr bạc hà, nửa củ gừng. Đem tất cả sắc với nước. Mỗi ngày uống 1 lần vào sáng sớm sẽ giúp trị ho hiệu quả.

+ Chữa ho do viêm hong, khan tiếng: lá húng chanh, đường phèn giã nhuyễn, cho thêm 10ml nước và đun sôi. Cuối cùng trộn đều rồi chắt lấy nước uống. Mỗi ngày 2 lần

lá húng chanh

Lá trị ho - cây dâu (tang diệp)

Nghiên cứu phân tích hiện đại cho thấy, cây dâu có chứa một số thành phần quan trọng như protein, carbohydrat, rutin (một loại flavonoid), coumarin, vitamin và sterol. Những hoạt chất này có tác dụng ức chế với rất nhiều vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, phát huy hiệu quả trị ho nhanh.

Các vị thuốc trong bài thuốc được kết hợp chặt chẽ, linh hoạt theo cơ chế bổ chính khu tà, mang lại tác dụng điều trị ho dứt điểm:

+ Sử dụng tang diệp, tang bạch bì, cát cánh, kim ngân hoa, xạ can, liên kiều, trần bì… cắt đứt cơn ho, loại bỏ triệu chứng bên ngoài giảm tần suất và mức độ các cơn ho, giảm đau rát họng, đau tức ngực khi ho, tiêu đờm, loãng đờm….

+ Sử dụng tang diệp, bạch cương tàm, quất hồng bì, phật thủ, mạch môn, đẳng sâm… Nâng cao chính khí, ích khí, giúp bổ phế triệt tiêu căn nguyên gây bệnh. Phục hồi các tổn thương bên trong phủ tạng, bổ phổi, bổ khí huyết…

+ Sử dụng phần lớn dược liệu có tính bổ mạnh như thục địa, đinh lăng, bạch truật, cúc hoa, bồ công anh, tang diệp… Giúp thanh nhiệt, lương huyết, bồi bổ phủ tạng, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nhiều người lầm tưởng ho có thể tự khỏi, nhưng đó có thể là biểu hiện của những căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Tình trạng ho kéo dài có thể chuyển thành mãn tính, làm tổn thương vùng họng và gây biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy sử dụng các loại lá trị ho của những phương thuốc nam để chấm dứt tình trạng này.

lá cây tang diệp (cây dâu)

Lưu ý: các bài thuốc lá trị ho trên chỉ mang tính chất tham khảo. Các chuyên gia tai mũi họng Bệnh viện Hoàn Cầu khuyên rằng: Khi tình trạng ho kéo dài, đi kèm những triệu chứng bất thường khác nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. 

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người