Tía tô, gừng, lá hẹ hay me đất,… là những loài cây trị ho hiệu quả dễ kiếm đang được nhiều người sử dụng để khắc phục tình trạng ho khan, ho có đờm tại nhà. Chúng khá an toàn cho sức khỏe và dễ sử dụng, không gây tác dụng phụ như thuốc tân dược. Cùng tham khảo nội dung dưới đây để tim hiểu những loài cây trị ho hiệu quả tại nhà
Khi đường hô hấp bị kích thích, phản ứng tự nhiên của cơ thể là sẽ đẩy không khí ra với áp lực mạnh để quét sạch kích thích đó ra khỏi đường hô hấp, đây được gọi là ho. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây kích ứng phổi, chẳng hạn như:
Virus: virus gây nên cảm lạnh hoặc cúm là những nguyên nhân phổ biến nhất. Bằng cách ho, bạn sẽ loại bỏ bớt vi rút ra khỏi phổi của mình;
Dị ứng và hen suyễn: phổi sẽ cố gắng loại bỏ những chất gây kích ứng cơ thể bằng các cơn ho;
Chất kích thích: chẳng hạn như không khí lạnh, thuốc lá hoặc nước hoa nặng mùi cũng có thể dẫn đến ho;
Các nguyên nhân khác: như viêm phổi, chứng ngưng thở khi ngủ, trầm cảm hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra ho.
Để khắc phục cơn ho, nhiều người tìm đến những loài cây trị ho hiệu quả quen thuộc như gừng, cây húng chanh hay cây hẹ… Chúng giúp xoa dịu cơn ho mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho sức khỏe.
Gừng là cây thuốc trị ho có sẵn trong vườn nhà của nhiều hộ gia đình. Bộ phận được sử dụng làm thuốc đó chính là củ. Thảo dược này từ lâu đã được dân gian xem như một phương thuốc giảm ho an toàn cho trẻ em lẫn người trưởng thành.
Trong củ gừng chứa các hợp chất quan trọng là capsaicin và zingiberol. Các chất này hoạt động tương tự như một loại thuốc giảm đau, chống viêm tự nhiên. Nó giúp làm giảm hiện tượng sưng đỏ, phù nề ở niêm mạc họng, xoa dịu cơn đau rát khó chịu, đồng thời ức chế co thắt cơ trơn trong đường hô hấp, xoa dịu cơn ho cho người bệnh.
Cây húng chanh hay còn gọi là rau tần dày lá cung cấp nhiều tinh dầu, trong đó chủ yếu bao gồm các chất như colein hay carvacrol. Khi được hấp thu, các chất này có tác dụng ức chế co thắt đường thở, giảm ho, kháng khuẩn, ức chế virus, xoa dịu cảm giác đau rát, đồng thời loại bỏ đờm nhầy vướng víu trong cổ họng.
Chính nhờ tác dụng tuyệt vời trên mà cây húng chanh được nhiều người tin dùng làm thuốc trị ho. Thảo dược này cũng giúp hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề khác ở đường hô hấp, chẳng hạn như cảm cúm, viêm mũi hay hen suyễn.
Cây hẹ có tác dụng tương tự như kháng sinh, giúp chống nhiễm trùng trong đường hô hấp, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, qua đó giảm dần cơn ho và các triệu chứng khác đi kèm.
Bên cạnh đó, các thành phần khác như chất xơ, vitamin A, C, saponin và nhiều loại khoáng chất được tìm thấy trong lá hẹ còn có tác dụng giải nhiệt, long đờm, đào thải độc tố cho cơ thể, làm tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Tía tô cũng là loại cây trị ho dễ kiếm. Thảo dược này vừa được dùng làm thực phẩm, vừa có tác dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, ho khan, ho có đờm.
Trong lá tía tô chứa một lượng lớn tinh dầu cùng các chất như vitamin A, C, sắt hay kali. Chúng có tác dụng ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, đồng thời giảm ho, cải thiện hệ miễn dịch.
Thông tin thêm: Top 5 loại thuốc trị ho khan hiệu quả nhất
Trong y học cổ truyền, rau diếp cá là một vị thuốc có tính mát, giúp trừ đờm, diệt khuẩn, tiêu thũng, ức chế cơn ho do viêm họng, viêm phế quản, nhiễm trùng amidan hay các vấn đề khác ở đường hô hấp.
Khoa học hiện đại cũng phát hiện ra, trong thành phần của lá diếp cá có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Nó hoạt động tích cực trong việc làm suy yếu hoạt động của virus, vi khuẩn và các tác nhân gây ho, đồng thời xoa dịu kích ứng và làm giảm hiện tượng sưng viêm, nhiễm trùng bên trong đường thở.
6. Bài thuốc trị ho từ cây mướp
Mướp không chỉ cho quả và ngọn làm thực phẩm mà còn cung cấp hoa làm thuốc trị ho. Một số hoạt chất được tìm thấy trong hoa mướp có khả năng ức chế cơn ho và làm giảm các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, vướng đờm…
Cách sử dụng:
Chuẩn bị 12g hoa mướp và một ít mật ong nguyên chất
Đem hoa mướp rửa sạch, nấu cùng 2 bát nước
Đun sôi khoảng 10 phút là được
Gạn nước nấu từ hoa mướp pha chung với mật ong cho đủ ngọt
Chia uống 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: các bài thuốc lá trị ho trên chỉ mang tính chất tham khảo. Các chuyên gia tai mũi họng Bệnh viện Hoàn Cầu khuyên rằng: Khi tình trạng ho kéo dài, đi kèm những triệu chứng bất thường khác nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi