ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng cha mẹ phải làm sao?

Ngày đăng : 20-11-2021 - Lượt xem : 1694

Đờm là chất được bài tiết ra từ tế bào biểu mô đường hô hấp. Việc sản sinh đờm với lượng ít giúp làm ẩm và loại bỏ những tác nhân xấu như vi khuẩn, vi sinh trùng trong cổ họng và mũi. Tuy nhiên nhiều đờm trong cổ họng gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây ra đờm ở trẻ sơ sinh là gì? Trẻ có đờm trong cổ họng làm thế nào? Cùng tham khảo cách lấy đờm trong cổ họng đơn giản và hiệu quả dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng cha mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân gây ra đờm trong cổ họng

Đối với giai đoạn đầu đời, khoảng 3 tháng đầu tiên trẻ thường xuất hiện dấu hiệu khò khè do chỉ hô hấp thông qua đường mũi vì thế khả năng loại bỏ chất nhầy sẽ kém hơn giai đoạn sau. Các chất nhầy tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành đờm khiến cho trẻ cảm thấy khó thở, bị khò khè hoặc là ho dai dẳng.

Bên cạnh đó vì đường thở trong khoang mũi của trẻ khá nhỏ, không đáp ứng được việc loại bỏ chất nhờn trong họng. Đồng thời những trẻ sinh mổ thường sẽ có nguy cơ bị khò khè nhiều hơn so với những trẻ sinh thường (do thao tác rặn đẻ của mẹ giúp phổi tống hết dịch nước ối) và có đến 80% trẻ mắc phải trong khoảng 1 đến 2 tháng đầu mà không do các bệnh cảm cúm hay cảm lạnh.

Nguyên nhân gây ra đờm trong cổ họng

Ngoài ra trẻ có biểu hiện khò khè do đờm còn do một số nguyên nhân khác như:

– Trẻ mắc bệnh viêm họng khiến ho khàn, đôi khi bị đờm và có dấu hiệu mệt mỏi, nóng sốt, biếng bú hoặc biếng ăn…

Còn đối với trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày do van cơ đóng mở chưa hoạt động tốt hay nằm ngang sẽ khiến cho axit trong dạ dày trào lên gây kích ứng niêm mạc cổ họng làm xuất hiện đờm nhớt.

Mặt khác một số bệnh như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản cũng khiến trẻ bị đờm ở cổ họng dẫn đến những cơn ho kéo dài, khò khè, khó thở, hoặc sốt…

Các phương pháp loại bỏ đờm ở cổ họng

Củ cải trắng

Luộc lấy nước cho trẻ uống, chú ý cắt củ cải ra thành các lát nhỏ trước lúc luộc. Thời gian luộc khoảng 10 phút rồi tắt bếp. 

Trị đờm cho con bằng chanh và mật ong

Cách làm:

– Pha 2 thìa cafe mật ong với 1/4 đến 1/3 quả chanh tươi cùng 5 thìa cafe nước lọc. Buổi sáng khi bé ngủ dậy, các mẹ cho trẻ uống khoảng 100ml nước lọc. Sau đó cho con uống hỗn hợp mật ong chanh

– Sau khi uống hỗn hợp mật ong chanh, tuyệt đối không cho các bé ăn hoặc uống gì thêm để cho mật ong chanh ngấm vào họng.

–  Tiếp đó các mẹ nên bế con ngồi khoảng 15 đến 20 phút. Trẻ sẽ ho để long đờm. Khi ho mẹ nên bế bé trong lòng đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ vào dưới gáy để long đờm. 

Trị đờm cho con bằng chanh và mật ong

Nước muối

Nước muối làm tan đờm trong cổ họng là bài thuốc tiêu đờm hiệu nghiệm. Nước muối còn có tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Dùng 1 cố nước ấm, thêm 1 thìa nhỏ muối tinh vào, khuấy đều. Dùng nước muối để súc miệng hàng ngày, chữa nhiễm trùng, tan đờm nhanh chóng.

Quất xanh

Quất xanh, gừng, mật ong là cách làm tan đờm trong cổ họng nhanh chóng.

Cách thực hiện: Gừng thái thành lát mỏng, quất xanh cắt đôi. Cho thêm mật ong vào, đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Chắt lấy hỗn hợp, uống khi còn ấm nóng. Nên uống vào buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Trị đờm cho trẻ bằng quất

Trên đây là những cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà. Tuy nhiên đây chỉ là những mẹo dân gian, tốt nhất nên cho trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám và hút dịch bằng kỹ thuật chuyên sâu tránh để lại biến chứng 

Địa chỉ hút dịch đờm bệnh viện tai mũi họng uy tín hcm được nhiều người an tâm lựa chọn. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, trang thiết bị y tế hiện đại đảm bảo thực hiện vệ sinh, an toàn với các kỹ thuật y tế. 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ 028 38 172 299 để được tư vấn miễn phí

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

Thông tin thêm: Cách nhận biết hình ảnh viêm họng hạt mãn tính

 

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người