ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng gì mới tốt nhất

Ngày đăng : 27-05-2021 - Lượt xem : 1142

Khi mắc bệnh ung thư do tâm lý và dùng nhiều loại thuốc cũng như hóa xạ trị nên người bệnh thường chán ăn, mệt mỏi. Đặc biệt đối với bệnh ung thư vòm họng thường kèm theo triệu chứng khó nuốt,  đau khi nuốt nên cũng làm giảm cảm giác thèm ăn rất nhiều.

Chính vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng cần lên một thực đơn dinh dưỡng phù hợp và khẩu phần ăn khoa học giúp bệnh nhân ăn ngon miệng và giảm cảm giác đau đớn khi nuốt thức ăn.

Thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng gồm những gì

Nhiều người khi mắc bệnh ung thư đã nghe các thông tin truyền miệng cũng như những nguồn tin không chính thống rằng nhịn ăn có thể giết chết khối u. GS.TS Nguyễn Bá Đức (nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam) khẳng định rằng: Nhịn ăn hoặc không ăn chất đạm để giết khối u là một quan điểm phản khoa học và rất nguy hiểm đối với người bệnh ung thư. Việc nhịn đói hay không nhịn đói thì tế bào ung thư vẫn phát triển. Thậm chí, khi nhịn đói, ăn thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng giảm sút, tế bào ung thư còn phát triển nhanh hơn.

Trên thực tế thì tế bào ung thư có phát triển được hay không là do sức đề kháng của cơ thể chúng ta. Những ai có sức đề kháng và miễn dịch tốt sẽ có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, ngược lại những bệnh nhân không có sức đề kháng, suy kiệt về tinh thần, thể lực thì bệnh ung thư càng phát triển nhanh hơn. Do đó hãy cung cấp cho người bệnh ung thư một thực đơn ăn uống lành mạnh vì nếu đói bệnh nhân ung thư sẽ chết vì kiệt sức trước khi chết vì bệnh ung thư.

Vì vậy, người nhà bệnh nhân khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng cần nhớ thực đơn dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư vòm họng:

  • Không nhịn ăn, giảm ăn, mà chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa
  • Cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng khác cho bệnh nhân
  • Đa dạng các món ăn để người bệnh cảm thấy ngon miệng
  • Ăn các thức ăn dạng mềm, lỏng vì bệnh nhân K vòm họng rất đau và khó nuốt
  • Hãy động viên, kích lệ tinh thần, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
  • Có thể sử dụng thêm các loại sữa cho bệnh nhân ung thư
  • Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng
  • Bệnh nhân ung thư không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo
  • Nam giới bị ung thư vòm họng có thể uống 1 ly rượu nhỏ hoặc 1/2 cốc bia trước mỗi bữa ăn 30 phút để kích thích ngon miệng
  • Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến có thể làm giảm cảm giác thèm ăn
  • Đánh răng đầy đủ giữ vệ sinh răng, miệng. Không sử dụng dung dịch làm sạch miệng. Không đánh/cạo lưỡi vì là mất vị giác
  • Ăn bất cứ khi nào người bệnh thèm ăn nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng
  • Nếu người bệnh khó nuốt không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp…)
  • Khi bệnh nhân không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

 

Ung thư vòm họng nên ăn gì?

Chất xơ từ rau củ

Chất xơ luôn là cứu cánh của sức khỏe tốt với nguồn dưỡng chất lành mạnh, dồi dào. Đồng thời một số loai rau củ như: Bông cải xanh, mầm cải, rau lá xanh đậm…còn có khả năng hỗ trợ quá trình tấn công tế bào ung thư. Do vậy người bệnh ung thư vòm họng nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi từ các loại thực phẩm này.

Nước ép hoa quả

Hoa quả luôn chứa những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể, bổ sung cho người bệnh ung thư vòm họng những Vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng và những hoạt chất chống Oxy hóa, cần thiết cho quá trình điều trị và phục hồi.

Các thực phẩm chứa Protein có lợi

Những thực phẩm giàu Protein có lợi như thịt trắng, cá, trứng, sữa…đem lại năng lượng cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe nền cho người bệnh, đồng thời giúp giúp họ lấy lại sức khỏe sau các đợt điều trị xen kẽ.

Các loại ngũ cốc

 

Những loại ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc tinh chế luôn là nguồn dinh dưỡng tốt cho bệnh ung thư vòm họng vì chứa nguồn năng lượng dồi dào, không những vậy những thực phẩm này rất dễ chế biến cho bệnh nhân ung thư vòm họng dễ nuốt.

Ung thư vòm họng không nên ăn gì ?

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh ung thư vòm họng nên tránh không sử dụng các thực phẩm như:

  • Những loại hoa quả chua như Cam, chanh, quýt, dâu tây….vì những loại quả này chứa nhiều axit gây đau rát vòm họng.
  • Hạn chế ăn các loại ăn quá khô, khó nuốt như: bánh mì, bánh ngọt, cơm, xôi….sẽ gây khó khăn cho quá trình nuốt và tiêu hóa thức ăn của người bệnh.
  • Những thực phẩm chế biến sẵn, đồ nướng, đồ ăn chiên rán, đồ xông khói vì những đồ ăn này không chỉ nghèo dinh dưỡng mà còn chứa nhiều hoạt chất gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh.
  • Tránh ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, những đồ ăn cay vì chúng đều có thể gây tác động tiêu cực cho vùng họng của người bệnh.
  • Đặc biệt người bệnh ung thư vòm họng còn cần tuyệt đối tránh các chất kích thích có trong thuốc lá, rượu bia, cà phê…

Xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho người xạ trị ung thư vòm họng vì nó giúp đem lại sức khỏe cho người bệnh giữa các đợt điều trị. Ngoài ra các chế biến và phân chia thực đơn hàng ngày cũng được quan tâm vì đặc điểm của bệnh nhân ung thư vòm họng là khó nuốt và khó tiêu hóa.

Thông thường bác sĩ thường khuyên bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng không nên ăn nhiều hoặc ăn bữa lớn mà nên chia nhỏ bữa ăn, điều này giúp người bệnh dễ hấp thụ dinh dưỡng, giảm tải áp lực cho vòm họng, tránh tình trạng thức ăn đi qua một lần quá lớn gây ra tình trạng đau rát họng. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn và ăn một lượng vừa đủ trong mỗi lần ăn.

Khó nuốt là một trong những vấn đề rất lớn với người ung thư vòm họng, vì vậy người chăm sóc người bệnh cần chế biến thức ăn dưới dạng lỏng, dạng soup để bệnh nhân dễ ăn và dễ nuốt, nên phối hợp nhiều loại thức ăn cùng lúc để bệnh nhân có thể được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, tuyệt đối không có tâm lý tẩm bổ, ăn quá nhiều mà chỉ ăn hợp lý và đủ chất, tránh ảnh hưởng xấu đến khu vực ung thư.

Tăng cường các loại đồ uống giàu dưỡng chất như nước ép cà rốt, hạnh nhân, nước ép táo… đặc biệt sau sau khi phẫu thuật để cung cấp đủ dưỡng chất, tăng khả năng phục hồi.

Xây dựng thực đơn với những món ăn thanh đạm chế biến theo dạng luộc, hấp, nấu soup, cháo… hạn chế dầu mỡ để phòng ngừa tình trạng viêm loét của bệnh nặng hơn.

Luôn chú ý chế độ dinh dưỡng là một trong những bước quan trọng cho bệnh nhân trong điều trị ung thư vòm họng nói riêng và các bệnh lý ung thư khác nói chung. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ tạo nền tảng tảng tốt để điều trị bệnh hiệu quả.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người