Không ho nhưng có nhiều đờm là bị gì ? Triệu chứng bệnh này gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh nếu không được điều trị dứt điểm. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, biến chứng và cách chữa trong bài viết dưới đây.
Không ho nhưng có nhiều đờm ở cổ họng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt người bệnh, đặc biệt là khó thở, gặp cản trở khi phát âm, mất tâm trung, khó chịu…. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Nếu dấu hiệu này chỉ xuất phát từ những bệnh lý cảm lạnh thông thường thì sẽ thuyên giảm sau từ 3-5 ngày mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài quá lâu thì bạn nên đi gặp bác sĩ để có lời khuyên đúng đắn.
Dưới đây là các nguyên tố dẫn đến tình trạng bạn đang gặp phải không ho nhưng có nhiều đờm :
Việc tiếp xúc lâu ngày với các khói bụi, ô nhiễm môi trường, hóa chất, khói bụi dễ dàng xâm nhập vào phổi và phế quản gây bệnh. Nếu người bệnh có tiền sử mắc các căn bệnh hô hấp thì cũng là các tác nhân gây ra tình trạng không ho nhưng có đờm.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý về đường tiêu hóa, xảy ra do lượng axit trong dịch vị dạ dày bị dư thừa và đẩy ngược lên vòm họng. Những dịch vị này sẽ đọng lại trong cổ họng, sản sinh dịch nhầy nhưng không ho.
Một số triệu chứng kèm theo mà người bệnh có thể gặp bao gồm: ợ chua, đau rát họng, ợ hơi, khó nuốt….
Cảm lạnh là bệnh lý hô hấp thường gặp nhất hiện nay và xuất hiện kèm theo cơn ho khan, không ho nhưng có đờm ở cổ họng vào đêm và sáng sớm. Ngoài ra, những triệu chứng này còn kéo dài liên tục khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Trong trường hợp này, nếu bạn có sức đề kháng tốt, các triệu chứng sẽ tự thuyên giảm không cần thuốc. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn không khỏe mạnh và không biết cách chăm sóc bản thân tốt thì bệnh sẽ nặng hơn, cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Những người trực tiếp hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc lá. Thường xuyên hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài có thể bị viêm đường hô hấp. Điều này làm cho các niêm mạc phổi, phế quảng tăng bài tiết sản xuất đờm và gây ra các tình trạng bít tắc đường thở.
Bị lao phổi
Người bệnh lao phổi sẽ thường khạc ra đờm xanh hoặc có lẫn máu. Các triệu chứng khác đi kèm theo là sốt, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi, sưng ở cổ, sụt cân,... Đây là căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến chức năng thông khí của phổi và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như: Xương và hệ thần kinh.
Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng làm cho đường hô hấp tăng cường bài tiết đờm dãi. Người bị bệnh viêm phế quản thường khạc ra đờm có màu xanh hoặc màu vàng.
Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ và tuân theo chỉ định, phác đồ mà chuyên gia đưa ra, người bệnh có thể đẩy nhanh quá trình điều trị bằng các phương pháp dưới đây:
Triệu chứng không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể biến mất nhanh chóng chỉ nhờ thói quen súc miệng nước muối hàng ngày. Trong nước muối có nhiều hoạt chất giúp diệt khuẩn, làm sạch đường thở và cổ họng nên sẽ làm loãng dịch nhầy dễ dàng. Bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm, đều đặn 2 lần mỗi ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
Trong quả chanh có chứa 1 lượng nhỏ axit và vitamin C có tác dụng phòng tránh sự tấn công của vi khuẩn, nấm có hại. Từ đó giúp đánh tan đờm, bớt đau rát cổ họng. một số bài thuốc dân gian làm loãng đờm được tiến hành linh hoạt, đơn giản.
Nước là một phần không thể thiếu để duy trì sự sống con người. Với những người mắc bệnh hô hấp cần tuyệt đối tránh uống nước lạnh. Bạn nên sử dụng nước ấm bởi chúng sẽ làm loãng dịch nhầy cổ họng và tránh gây tổn thương, viêm nhiễm thực quản. Ngoài ra, nước ấm còn giúp cân bằng độ ẩm tại niêm mạc đường hô hấp, ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn gây bệnh.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những kiến thức hữu ích xung quanh triệu chứng không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bản thân.Có vấn đề về sức khỏe liên hệ ngay hotline 02838172299 hoặc đến ngay Bệnh Viện Hoàn Cầu để được chuẩn đoán kịp thời. Chúc bạn thành công!
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi