ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Viêm thanh quản thường xảy ra ở lứa tuổi nào

Ngày đăng : 09-03-2021 - Lượt xem : 1282

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản trong cổ họng bị kích ứng với cường độ , nhiệt độ cao dẫn đến bị sưng hoặc trở nên bất thường. Trường hợp này xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau và trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này do sức đề kháng yếu hơn người trưởng thành.

Viêm thanh quản là bị gì

- Viêm thanh quản là tình trạng viêm ở thanh quản do bị tác động của ngoại lực hoặc nội lực dẫn đến dây thanh quản không chịu được và bị viêm.

- Bên trong thanh quản có hai dây thanh âm có thể đóng, mở nhịp nhàng để tạo ra âm thanh (giọng nói). Khi tình trạng viêm xảy ra, dây thanh âm này bị kích ứng và sưng lên. Từ đó, âm thanh được tạo ra khi không khí đi qua chúng bị thay đổi. Kết quả là giọng nói của bạn trở nên khàn hơn bình thường. Một số trường hợp, người bệnh gần như không thể nói ra thành tiếng.

- Viêm thanh quản có thể tồn tại trong một thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). Hầu hết trường hợp bị viêm là do nhiễm virus hay do nói quá nhiều và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng khàn giọng dai dẳng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

 

viêm thanh quản là bị gì

 

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG VIÊM THANH QUẢN THƯỜNG GẶP

Viêm thanh quản Cấp tính

Những dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản thường không kéo dài quá 1 tuần hoặc 10 ngày và sẽ giảm dần theo những ngày kế tiếp bao gồm:

- Khàn giọng, giọng trở nên khó nghe hơn
- Giọng nói yếu hơn hoặc mất tiếng
- Có cảm giác ngứa, rát trong cổ họng mỗi khi ăn hoặc nói
- Đau họng nhẹ và vừa
- Khô họng 
- Ho khan nhiều lần trong ngày
- Khó nuốt thực phẩm nào cũng không muốn dùng

Các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm sau tuần đầu tiên sử dụng thuốc hoặc có biện pháp bảo vệ, giữ ấm cơ thể hợp lý. Nếu bệnh vẫn chưa suy giảm vui lòng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

viêm thanh quản mãn tính

Viêm thanh quản mạn tính

-Nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Nguyên nhân thường là do tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng theo thời gian. Viêm mạn tính có thể khiến dây thanh âm bị kéo căng và tổn thương. Nguyên nhân có thể là:

- Các chất gây kích ứng thanh quản ở dạng khí như khói hóa chất, tác nhân gây dị ứng hay khói thuốc
- Trào ngược axit dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm xoang mạn tính
- Uống rượu nhiều quá mức
- Bệnh nghề nghiệp do cần nói thường xuyên (như ca sĩ, giáo viên…)
- Hút thuốc
Các nguyên nhân khác ít gặp hơn có thể gây viêm mạn tính gồm:

- Nhiễm vi khuẩn hay nấm
- Nhiễm một số loại ký sinh trùng
- Ung thư
- Liệt dây thanh âm do chấn thương, đột quỵ, có khối u phổi…
- Dây thanh âm bị ảnh hưởng do tuổi già
 

KHI NÀO CẦN ĐẾN KHÁM BÁC SĨ 

Các trường hợp viêm thanh quản cấp hầu như đều có thể được kiểm soát và cải thiện hiệu quả nhờ những biện pháp tự chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như hạn chế nói, uống nhiều nước. Việc nói quá nhiều, liên tục trong khi đang bị viêm ở thanh quản có thể khiến dây thanh âm bị tổn thương nặng hơn.

Nếu thấy các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm.

Trường hợp bạn cần nhận được chăm sóc y tế ngay lập tức là:

- Cảm thấy khó thở, hơi thở không được liền mạch , thở đứt quãng
- Ho ra máu kèm theo đàm
- Sốt dai dẳng không bớt liên tục nhiều ngày 
- Cơn đau ở vùng cổ họng ngày càng nặng hơn
- Khó nuốt
 

Viêm thanh quản là một bệnh thường gặp ở trẻ em, nếu thấy trẻ có những triệu chứng sau đây vui lòng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và điều trị:

- Tạo ra âm thanh lạ khi thở, thở rít, thở khò khè. chảy nước mũi nhiều hơn bình thường
- Thường xuyên khóc hơn so với trước
- Gặp khó khăn khi nuốt
- Khó thở
- Sốt cao (> 39ºC)

Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể cho thấy có tình trạng viêm thanh khí phế quản (croup) hay viêm nắp thanh quản (viêm thanh thiệt). Khi đó, điều trị y tế nên được tiến hành càng sớm càng tốt nếu không có thể gây đe dọa tính mạng, kể cả ở trẻ em hay người lớn.

Các phương pháp chuẩn đoán căn bệnh viêm thanh quản thường được sử dụng là

- Nội soi thanh quản
- Sinh thiết
- Các phương pháp điều trị viêm thanh quản
Trường hợp viêm cấp tính, bệnh thường tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn. Bạn có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng.

Mục tiêu của các phương pháp điều trị viêm thanh quản mạn tính là giải quyết nguyên nhân cơ bản gây ra viêm, như ợ nóng, hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu.

chuẩn đoán căn bệnh viêm thanh quản nhu thế nào

Một số thuốc được chỉ định trong phác đồ điều trị căn bệnh này bao gồm

- Thuốc kháng sinh. Đa số trường hợp bị viêm này là do virus gây ra nên sử dụng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên, nếu phát hiện bạn bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.

- Corticosteroid. Các thuốc này có thể giúp giảm bớt tình trạng viêm ở dây thanh âm. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ cho bạn dùng corticosteroid trong trường hợp thật cần thiết, chẳng hạn như khi phải thuyết trình hoặc biểu diễn ca nhạc hoặc trường hợp trẻ nhỏ bị viêm thanh quản có thể liên quan đến bệnh viêm thanh khí quản.
 

Hi vọng những chia sẽ về căn bệnh viêm thanh quản thường gặp ở mọi lứa tuổi, có thể giúp bạn hiểu thêm một số bệnh lý thường gặp ở thanh quản và lựa chọn cho mình cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

 

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người