Viêm phế quản cấp là một bệnh lý thường xuyên gặp trong các căn bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Bệnh thường có diễn biến nhanh, kèm theo các dấu hiệu của sốt, nhức đầu, chóng mặt tuy nhiên thời gian bệnh kéo không dài quá 1 tuần.
Đối tượng mắc bệnh khá phổ biến từ người lớn tuổi đến trẻ em và cả trẻ sơ sinh nguyên nhân chủ yếu là từ vi khuẩn, khói , bụi, đặc biệt đối với trẻ nhỏ là không giữ đủ ấm cho cơ thể.
- Biểu hiện của viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm (người bệnh có sốt, đau đầu, đau nhức mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi). Sau đó bệnh nhân xuất hiện ho tăng dần, có thể ho đơn thuần không kèm khạc đàm, nhưng nhiều trường hợp có ho khạc đàm.
- Với trẻ nhỏ đối tượng chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện các triệu chứng thậm chí có thể làm ngạt thở của trẻ gây nên suy hô hấp từ đó dẫn đến hen, suyễn, viêm phế quản mãn tính, lâu dài ảnh hưởng đến trí nhớ, trí thông minh của trẻ.
- Một số rất ít trường hợp viêm phế quản cấp có khó thở, hoặc có sốt, thậm chí có đau ngực.
- Hầu hết những người bị ho dai dẳng sau khi bị cảm lạnh không cần phải gặp bác sĩ. Bạn nên gặp bác sĩ nếu có bất kỳ điều gì sau đây:
● Ho không cải thiện sau 7 ngày hoặc kéo dài hơn 20 ngày
● Ho nặng hơn, kèm theo sốt mới, đàm đổi màu mới (có thể là dấu hiệu của viêm phổi đang phát triển)
● Đau ngực khi ho, khó thở hoặc ho ra máu.
● Ho kèm theo giảm cân không giải thích được
● Ho trên bệnh nền tim, phổi mạn tính.
● Ho dai dẳng ở người trên 75 tuổi.
● Sốt dai dẳng hoặc sốt mới.
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều được chẩn đoán xác định nhờ việc thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần để phân biệt với một số bệnh khác như viêm phổi.. người bệnh cần được làm thêm một số xét nghiệm như
- Một số bệnh nhân được yêu cầu chụp X quang phổi khi có biểu hiện ho, khạc đàm và kèm thêm một trong các dấu hiệu sau:
+ Người bệnh có tuổi > 75.
+ Mạch > 100 lần/phút.
+ Thở > 24 lần/phút.
+ Nhiệt độ > 38 0C.
+ có ran ẩm, nổ, hội chứng đông đặc khi thăm khám phổi.
Có rất ít bệnh nhân cần được làm xét nghiệm tìm căn nguyên gây viêm phế quản cấp, xét nghiệm tìm căn nguyên được chỉ định trong một số tình huống đặc biệt như:
- Thầy thuốc muốn xác định đặc điểm vi sinh gây bệnh viêm phế quản cấp ở địa phương đó, từ đó làm căn cứ để kê thuốc điều trị cho những trường hợp tiếp theo
- Những trường hợp chẩn đoán viêm phế quản cấp, được chỉ định điều trị kháng sinh, nhưng không thấy có hiệu quả. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được soi cấy đàm, để tìm vi khuẩn gây bệnh, từ đó xác định khả năng kháng thuốc, nhạy cảm thuốc kháng sinh của vi khuẩn , làm cơ sở kê đơn kháng sinh hợp lý.
Đối với các trường hợp viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Mặc dù thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh để điều trị nhiễm khuẩn, nhưng viêm phế quản cấp tính thường gây ra do vi rút, vì vậy nó không có khả năng điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể chỉ định tùy tình trạng của từng bệnh nhân.
- Thuốc ho: Nếu bạn bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần phải sử dụng tới thuốc giảm ho.
- Một số loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít hoặc các loại thuốc khác để giúp giảm viêm và làm giãn các phế quản.
- Nếu bị viêm phế quản mãn tính, bạn nên tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này giúp bạn thiết kế một chương trình tập thể dục giúp bạn điều hòa hơi thở, giảm các triệu chứng do viêm phế quản gây ra và tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên khác với các trường hợp ho thông thường người bệnh cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc hợp lý.
Để giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ nhỏ, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
nói về chúng tôi