ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Những điều cần biết về căn bệnh Ung thư vòm họng

Ngày đăng : 26-05-2021 - Lượt xem : 1128

Ung thư vòm họng căn bệnh gây chết người phổ biến trong giới y khoa ngày nay. Nguyên nhân chính gây ung thư vòm họng cho tới nay chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta có nói đến ba yếu tố nguy cơ chính của căn bệnh này là virus Epstein-Barr, di truyền và môi trường.

 

Ung thư vòm họng nguy hiểm như thế nào?

Do vị trí nằm ở sâu nên ung thư vòm họng thường khó phát hiện được sớm, các dấu hiệu của bệnh thường lẫn với các  triệu chứng  của cơ quan khác. Chính vì vậy bệnh nhân thường đến viện muộn hoặc đã được điều trị ở những chuyên khoa khác như tai mũi họng, mắt, thần kinh. Chẩn đoán ung thư vòm họng dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, soi vòm, chụp phim, chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học.

 

Một số yếu tố dẫn đến gây ung thư vòm họng

 

Các yếu tố môi trường

 

  • Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các  hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ) được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư vòm họng
  • Virus Epstein-barr:  Gen của virút epstein- Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.
  • Thuốc lá, rượu cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh này.
  • Yếu tố di truyền: các nghiên cứu về di truyền học gần đây cho thấy có liên quan giữa mất gen ức chế u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.

 

TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT UNG THƯ VÒM HỌNG

 

- Các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, thường không được lưu ý, và hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua. Các triệu chứng thường xảy ra ở một bên. Đôi khi có xuất hiện hạch cổ ngay từ đầu, hạch nhỏ không đau. 

- Ung thư vòm họng thường biểu hiện với các triệu chứng di căn hạch bạch huyết vùng cổ. Một triệu chứng thường gặp khác là mất thính giác, thường là do tắc nghẽn ống mũi hoặc vòi eustachian dẫn đến tràn dịch tai giữa.

- Các triệu chứng khác bao gồm đau tai, chảy nước mũi có máu mủ, chảy máu mũi, liệt dây thần kinh sọ và nhiều hạch ở vùng cổ. Các dây thần kinh sọ não thường là dây thần kinh sọ số 6, số 4 và số 3 do vị trí của chúng trong xoang hang, gần với tổn thương trên lỗ rách (trước) , là con đường lan tràn phổ biến nhất cho các khối u này.

- Ngoài ra vì các mạch bạch huyết của mũi họng thông nhau qua đường giữa nên các di căn hạch cổ hai bên là rất phổ biến khi mắc căn bệnh UTVH.

 

Các dấu hiệu muộn: Thường có sau 6 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên do khối u phát triển tại chỗ hoặc xâm lấn gây ra.

 

  • Triệu chứng hạch cổ: phổ biến nhất là vị trí hạch cổ cao, đặc biệt là hạch cổ sau trên.
  • Triệu chứng mũi: ngạt tắc mũi, chảy máu mũi, hay xì ra nhày lẫn máu do u lớn gây bít tắc hoặc do hoại tử u.
  • Triệu chứng tai: phổ biến nhất là mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustachio dẫn tới viêm tai thanh dịch. Sự mất chức năng của vòi Eustachio có thể là kết quả từ sự xâm lấn các cơ nuốt hoặc liệt các cơ mở họng.
  • Triệu chứng mắt: vào giai đoạn muộn khi u xâm lấn rộng sẽ gây chèn ép làm tổn thương dây thần kinh chi phối vận động mắt, khi đó bệnh nhân có biểu hiện lác, nhìn đôi, sụp mi, giảm hoặc mất thị lực.

 

CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG

 

- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, soi vòm họng, khám hạch kết hợp với các xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học tại vòm hoặc tại hạch. Tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn sau khi có triệu chứng đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm.

- Bệnh nhân nghi ngờ bị ung thư vòm họng phải được kiểm tra bằng gương soi vòm họng hoặc nội soi và sinh thiết tổn thương nếu có. Sinh thiết mở các hạch vùng cổ không nên được thực hiện ngay từ đầu (xem Khối ở cổ), mặc dù sinh thiết bằng kim có thể chấp nhận được và thường được khuyến cáo.

- MRI có tiêm thuốc đối quang từ Gadolinium (với xung xóa mỡ) vùng đầu, lưu ý vùng vòm họng và nền sọ. phát hiện khoảng 25% bệnh nhân. Chụp CT cũng được thực hiện để đánh giá chính xác các thay đổi xương nền sọ, mà ít nhìn thấy được trên MRI. Chụp PET cũng thường được thực hiện để đánh giá mức độ lan tràn của bệnh cũng như hạch bạch huyết vùng cổ.

- 2 phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng là:

  • Nội soi và sinh thiết vòm họng
  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán giai đoạn.

 

ĐIỀU TRỊ

- Tùy vào giai đoạn ung thư, loại ung thư vòm họng, kích thước khối u, tuổi tác và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
- Do vị trí và mức độ xâm lấn, ung thư vòm họng thường không dễ dàng có thể phẫu thuật cắt bỏ. Chúng thường được điều trị bằng hóa trị liệu, xạ trị và thường là theo sau là hóa trị bổ trợ.

  • Hóa trị kết hợp xạ trị
  • Phẫu thuật
  • Công nghệ gen, miễn dịch học

Các khối u tái phát có thể được điều trị bằng một đợt tia xạ khác, thường là xạ trị áp sát; nhưng có nguy cơ hoại tử xương nền sọ do xạ trị. Có thể thay thế xạ trị bằng phẫu thuật nền sọ. Phẫu thuật cắt bỏ thường được thực hiện bằng cách tháo bỏ một phần xương hàm trên để tiếp cận, nhưng trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được thực hiện nội soi, mặc dù vẫn còn ít dữ liệu về phẫu thuật nội soi.

 

Phương pháp Xạ trị

  • Đối với ung thư vòm họng giai đoạn sớm xạ trị vẫn là biện pháp quan trọng nhất có thể chữa khỏi với tỉ lệ sống thêm 5 năm đạt tới 97 -100%. Đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì xạ trị đơn thuần cho thấy tỉ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, thời gian sống thêm 5 năm thấp từ 10% - 40%.

 

 

Phương pháp Phẫu thuật

  • Phẫu thuật không có vai trò quá quan trọng trong điều trị triệt căn vì vòm họng thông tường ở vị trí hẹp, thưởng chỉ áp dụng để sinh thiết hạch chẩn đoán mô bệnh học  hoặc lấy hạch còn lại sau khi xạ trị.

 

Phương pháp Hoá trị

  • Trước đây hoá trị chỉ áp dụng điều trị bệnh ung thư vòm họng khi đã có di căn xa hoặc tái phát mà xạ trị không còn khả năng kiểm soát. Xu hướng mới hiện nay là hoá- xạ trị kết hợp đối với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển tại vùng bao gồm: điều trị hoá chất tân bổ trợ, điều trị hoá chất bổ trợ, và điều trị hoá chất xen kẽ trong thời gian xạ trị.

 

PHÒNG NGỪA BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG NHƯ THẾ NÀO

 

  • Điều trị sớm những viêm nhiễm đường mũi họng.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Không cá muối và các thức ăn lên men (dưa, cà muối...)
  • Khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, xì mũi máu, ù tai, hạch cổ to cần khám tai mũi họng, soi vòm để phát hiện sớm.

 

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người