ĐA KHOA TAI MŨI HỌNG

Phẫu thuật xoang xương bướm là gì

Ngày đăng : 11-05-2021 - Lượt xem : 1409

“Xoang” là các hốc tự nhiên nằm trong xương sọ, tên của xoang được đặt theo tên của xương sọ chứa nó, như xoang trán nằm trong xương trán, xoang hàm nằm trong xương hàm trên.  Vì vậy xoang bướm cũng là một vị trí trên gương mặt và thường dễ mắc phải ở người lớn tuổi.

Xương bướm nằm ở đâu

Xương bướm (sphenoid) là xương của sàn hộp sọ, tên khoa học gọi là sphenoid bone, do nó đóng vai trò như một cái nêm (wedge) chen ở giữa các xương sọ khác. Chúng ta gọi tên như vậy vì hình dạng xương giống con bướm xoè hai cánh hai bên là phía trên của hốc mắt, thân bướm ở giữa, trong có những khoảng trống rỗng, đó là xoang xương bướm, thông liền với các xoang trước của mũi.

Xoang bướm nằm trong xương bướm, là xoang sâu nhất trong các xoang sọ. Cùng với các xoang khác, xoang bướm có hai chức năng chính đó là lưu thông không khí và dẫn lưu dịch qua các lỗ thông. Khi các lỗ thông bị bít tắc sẽ dẫn tới tình trạng viêm xoang bướm với nhiều biểu hiện, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như mù mắt.

 

1. Xoang bướm nằm ở đâu trên gương mặt 

Xoang bướm nằm ở đâu? “Xoang” là các hốc tự nhiên nằm trong xương sọ và được đặt tên cùng theo tên xương chứa nó, như vậy xoang bướm sẽ nằm ở xương bướm. Vậy xương bướm nằm ở đâu?

Xương bướm là một trong các xương sọ, nằm giữa nền sọ. Phía trước xương bướm tiếp giáp với xương trán, xương sàng, phía sau tiếp giáp với xương chẩm và hai bên tiếp giáp với xương thái dương. Hình dáng xương giống với hình con bướm nên được đặt tên là xương bướm.

Xương bướm có cấu tạo gồm bốn phần chính đó là thân bướm, hai cánh lớn, hai cánh nhỏ và mỏm chân bướm. Trong phần thân bướm có hai hốc rỗng được ngăn cách với nhau bởi một vách mỏng gọi là xoang bướm, hai xoang này có lỗ thông với ngách mũi giữa. Như vậy xoang bướm nằm ở trong xương bướm, cụ thể là phần thân bướm, và có hai xoang bướm được ngăn cách nhau bởi một vách mỏng.

Dựa vào vị trí, các xoang mặt được chia thành 2 nhóm đó là nhóm xoang trước gồm xoang hàm, xoang sàng trước và xoang trán vây quanh hốc mắt; nhóm xoang sau gồm xoang sàng sau và xoang bướm nằm ở sâu dưới nền sọ.

Xoang bướm là xoang nằm sâu nhất trong khoang mũi, nằm ở vị trí gắn liền với xoang tĩnh mạch hàng và tuyến yên, đồng thời gắn liền với ổ mắt và dây thần kinh thị giác. Viêm xoang bướm thường gây ra triệu chứng nhức đỉnh đầu, sau gáy, giảm thị lực.

2. Bị xoang bướm là bệnh gì

Xoang bướm cũng như các xoang khác đều được lót bởi niêm mạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ gọi là lỗ thông mũi - xoang. Các xoang lại đều có lỗ thông với nhau nên khi một xoang bị viêm kéo dài sẽ khiến cho các xoang còn lại cũng bị viêm theo.

Dịch tiết của xoang bướm đổ vào đâu? Nhóm xoang trước gồm xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán đều đổ ra ngách mũi giữa, sau đó dịch tiết sẽ đổ vào họng mũi. Xoang sàng sau đổ ra ngách mũi trên, còn xoang bướm đổ ra vùng khứu giác của hốc mũi.


Do các xoang sau có lỗ thông với phía sau của ngách mũi trên nên dịch tiết thường chảy xuống họng. So với nhóm xoang trước thì xoang bướm và xoang sàng sau kín hơn, nên ít bị xâm nhập bởi những nguyên nhân gây bệnh bên ngoài.

 

Xoang bướm cũng như các xoang khác có hai chức năng sinh lý chính đó là: lưu thông không khí và dẫn lưu dịch. Lông chuyển niêm mạc xoang và các lỗ thông tự nhiên của xoang đổ vào các ngách mũi giữa và ngách mũi trên đóng vai trò đảm bảo hai chức năng chính của xoang. Nếu lông chuyển bị hủy hoại hoặc các lỗ thông bị tắc thì sẽ phát sinh tình trạng bệnh lý ở các xoang (điển hình là viêm xoang) .

3. Bệnh lý viêm xoang bướm

 

Viêm xoang bướm là tình trạng viêm nhiễm xảy ra bên trong xoang bướm. Do xoang bướm nằm ở vị trí khá gần với mắt, nên khi xoang bướm bị viêm có thể dẫn tới tổn thương mắt, thậm chí gây mù vĩnh viễn nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

3.1. Các nguyên nhân gây viêm xoang bướm

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang bướm chủ yếu là do lỗ thông xoang bị bít tắc, từ đó gây ra tình trạng viêm xoang cấp tính và mạn tính. Một số yếu tố phổ biến góp phần gây viêm xoang bướm như:

  • Bị nhiễm khuẩn và nấm do thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Vách ngăn mũi bị vẹo bẩm sinh hoặc sau tai nạn, phẫu thuật.
  • Cấu trúc mũi không phù hợp, do đó không thể bảo vệ khoang mũi khiến cho các tác nhân bất lợi có cơ hội tấn công và gây nhiễm trùng trong xoang.
  • Do biến chứng của các bệnh viêm amidanviêm mũi dị ứngviêm mũi vận mạchpolyp mũi,...
  • Có khối u ở vòm họng hoặc sàn sọ.
  • Mắc một số bệnh lý như rối loạn miễn dịch thông thường, bệnh trào ngược dạ dày - thực quảnAIDS,...

3.2. Các triệu chứng viêm xoang bướm thường gặp

Đa phần bệnh nhân khi bị viêm xoang sẽ có các triệu chứng điển hình sau:

  • Bị ngạt mũi, chảy nước mũi có màu trong suốt hoặc màu vàng hay màu xanh,...
  • Khứu giác giảm, ảnh hướng đến dây thần kinh cảm nhận mùi, thậm chí bệnh nhân có thể mất hẳn khả năng cảm nhận.
  • Bệnh nhân bị chảy dịch sau họng và bị hôi miệng.
  • Bệnh nhân bị đau nhức vùng mặt, đau ở giữa hai mắt, đỉnh đầu, sau gáy,...
  • Bệnh nhân bị sốt nhẹ, viêm họng, viêm tai, viêm thanh quản mạn tính, dây thanh quản dày đỏ gây khàn tiếng.

Viêm xoang bướm chia thành hai loại đó là viêm xoang bướm cấp tính và viêm xoang bướm mạn tính.

  • Viêm xoang bướm cấp tính có các biểu hiện sau:
  • Người bệnh bị cảm cúm từ 5 - 6 ngày, có thể sốt 38 - 40 độ C, kèm theo chảy dịch nhầy xuống họng.
  • Bệnh nhân có cảm giác nhức đầu, đau ở vùng đỉnh đầu và sâu trong ổ mắt.
  • Đau lan ra vùng chẩm hoặc nhức một bên trán lan sang thái dương rồi lan xuống gáy. Cơn đau tăng lên khi bệnh nhân di chuyển và giảm dần khi nghỉ ngơi.
  • Viêm xoang bướm mạn tính có các biểu hiện sau:
  • Bệnh nhân bị nhức đầu âm ỉ hoặc đau từng cơn ở vùng đỉnh đầu, chẩm hoặc thái dương, đau không theo chu kỳ nhất định.
  • Bệnh nhân có cảm giác vướng đờm ở cửa mũi sau, ra nhiều đờm, nhất là vào khoảng 3 - 4 giờ sáng.
  • Bệnh nhân còn có biểu hiện mắt mờ.

 

Điều trị Xoang bướm như thế nào

Thường xoang xương bướm bị viêm cùng một lúc với các xoang kia (pansinusinitis). Bịnh nhân đau ở giữa đầu, và chỉ vào đỉnh đầu của mình (vertex). Một số ít bịnh nhân bị lé, mắt chụm về phía mũi, không liếc ra ngoài được, vì dây thần kinh số 6 điều khiển vận động mắt (abducens nerve) đi ngang qua vùng đó.

Chữa trị tương tự như chữa trị các xoang khác, phần chính là dùng kháng sinh, một số bịnh nhẹ có thể tự khỏi. Nếu phức tạp thì được bác sĩ Tai Mũi Họng phụ trách phân công giải quyết .

Aspirin liều thấp (từ 81mg đến 320mg) thường dùng để làm các tiểu bản (platelets) bớt co cụm lại, do đó ngăn ngừa một số bịnh tim mạch ở người lớn tuổi, hoặc có cơ nguy heart attack. Tuy nhiên giá phải trả là dễ chảy máu hơn.

 

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoàn toàn miễn phí

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người